Đằng sau ‘cuộc chiến ly hôn’ giữa vợ chồng đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ

Những vụ ly hôn “tiền tỷ” thường kéo theo sự ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và sự phát triển thương hiệu mà chủ nhân của nó đã từng xây dựng, tạo lập.

Đằng sau ‘cuộc chiến ly hôn’ giữa vợ chồng đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ

Khi đại gia ly hôn…

Việc ly hôn trong xã hội hiện đại có lẽ là câu chuyện rất đỗi bình thường. Cho nên nếu không có những rắc rối pháp lý liên quan đến cả một thương hiệu cà phê Trung Nguyên nổi tiếng thì “cuộc chiến pháp lý” giữa vợ chồng đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ không ồn ào và tốn giấy mực đến vậy.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Thành viên HĐQT Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên) và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên) đang có mâu thuẫn gay gắt cả trong đời sống hôn nhân gia đình lẫn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đằng sau ‘cuộc chiến ly hôn’ giữa vợ chồng đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ - Ảnh 1

Vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang tiến hành thủ tục ly hôn.

Các tranh chấp chủ yếu xoay quanh quyền kiểm soát và điều hành Cty Cà phê Hòa Tan Trung Nguyên

Mới đây, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương sau khi xem xét đơn yêu cầu của bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạp thời quy định tại Điều 115 Bộ luật Tố tụng Dân sự: Cấm đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với CTCP cà phê hòa tan Trung Nguyên.

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp này có liên quan đến việc bà Thảo có văn bản gửi đối tác, khách hàng và nhân viên Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên . Công văn này khẳng định các văn bản ban hành gần đây của ông Đặng Lê Nguyên Vũ không chỉ khiến dư luận hiểu sai bản chất vụ việc tranh chấp thành viên công ty mà còn bộc lộ dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Vì vậy, bà tuyên bố bác bỏ tất cả các văn bản này.

Cụ thể, các văn bản đó là Biên bản cuộc họp HĐQT, Nghị quyết HĐQT, các Thông báo liên quan đến việc chấm dứt tư cách người đại diện pháp luật, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc của bà Thảo đối với Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên.

Được biết những tranh chấp căng thẳng này có nguồn cơn liên quan đến phi vụ ly hôn giữa bà Thảo và đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ.

Ai được, ai mất?

Theo quy định của luật hôn nhân gia đình thì tất cả các tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nếu không có thỏa thuận riêng thì đều là tài sản chung của vợ chồng bao gồm cả những sở hữu, cổ phần trong doanh nghiệp.

Và nếu cuộc ly hôn giữa vợ chồng đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ xảy ra, rất có thể đây lại là vụ ly hôn đắt giá, một cuộc chiến pháp lý về phân chia tài sản.

Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn về nguyên tắc sẽ chia đôi có tính đến công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Sau ly hôn, ai được, ai mất sẽ là một câu chuyện dài bởi những vấn đề pháp lý phức tạp liên quan đến khối tài sản của từng người. Thế nhưng, có một điều chắc chắn là những vụ ly hôn “tiền tỷ” này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và sự phát triển của thượng hiệu cafe nổi tiếng.

Miễn nhiệm trái với Luật doanh nghiệp?

Theo thông tin báo chí đăng tải những ngày qua thì có thể nhận định: Việc ông Đặng Lê Nguyên Vũ miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT cũng như Tổng Giám đốc đối với bà Đặng Lê Phương Thảo là không đảm bảo tính pháp lý, không phù hợp với diễn biến thực tế và trình tự thủ tục miễn nhiệm các chức danh theo Luật Doanh nghiệp.

Bởi những lí do sau:

Một là: Căn cứ vào tình tình thực tế, điều lệ Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên thì HĐQT có 3 thành viên, bao gồm bà Lê Hoàng Diệu Thảo, Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và đại diện Cty CP tập đoàn cà phê Trung Nguyên.

Như vậy HĐQT có 3 người, tuy nhiên, (theo lời của bà Thảo)) trong các buổi họp HĐQT của Cty thì chỉ có mình cá nhân ông Vũ dự họp cho nên Nghị quyết đưa ra là chưa đảm bảo tính pháp lý, hay nói cách khác nó không có hiệu lực pháp lý.

Đằng sau ‘cuộc chiến ly hôn’ giữa vợ chồng đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ - Ảnh 2

Luật sư Hà Trọng Đại.

Thứ hai: Căn cứ các Điều 152,154,156 Luật Doanh nghiệp và đặc biệt tại Khoản 2-Điều 153-Luật Doanh Nghiệp nêu rõ: "Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp. "Điều đó chứng tỏ việc ông Vũ tham dự cuộc họp với chỉ cá nhân ông Vũ là không theo quy định của luật doanh nghiệp.

Thứ ba: Đến thời điểm hiện tại Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Bình Dương cũng khẳng định người đứng đầu, đại diện pháp lý của Công ty CP Cà phê hòa tan Trung Nguyên là bà Lê Hoàng Diệu Thảo.

Từ những căn cứ đó khẳng định rằng các văn bản của ông Đặng Lê Nguyên Vũ liên quan đến việc miễn nhiệm chức danh của bà Thảo và liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng của cty CP cà phê hòa tan là hoàn toàn trái luật và không có hiệu lực pháp lý.

Hiện nay, bà Thảo vẫn là đại diện duy nhất theo pháp luật của Công ty CP cà phê hòa tan Trung Nguyên, chịu trách nhiệm các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các văn bản mà Công ty ban hành có hiệu lực khi và chỉ khi có xác nhận (hoặc ủy quyền) của bà Lê Hoàng Diệu Thảo.

Luật sư Hà Trọng Đại – Công ty Luật The Light – Đoàn luật sư TP.Hà Nội

Theo nguoiduatin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nhiệm kỳ 2.0 ?

GD&TĐ - Theo kết quả cuộc thăm dò do Reuters/Ipsos vừa tiến hành, Tổng thống Joe Biden chỉ còn dẫn trước 1% so với đối thủ là cựu Tổng thống Donald Trump.
Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.