Đang mùa dịch, cần nằm lòng các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết dưới đây

GD&TĐ - Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và có khả năng bùng phát trên diện rộng, nếu không có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết.
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh dịch gia tăng ảnh hưởng từ môi trường sống

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, số mắc sốt xuất huyết (SXH) tiếp tục tăng cao trong các tuần gần đây với hơn 105.000 ca mắc từ đầu năm đến nay tại 61/63 tỉnh, thành. Trong đó 10 trường hợp tử vong.

Hiện đang vào cao điểm dịch nên số mắc mới ghi nhận khoảng từ 4.000 - 5.000 ca/tuần, trong khi những tháng trước khoảng 1.000 - 2000 ca/tuần.

Dự báo dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số mắc do: Nhiệt độ nóng lên ở toàn cầu làm muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển, tình hình dịch bệnh tại nhiều nước trong khu vực vẫn đang gia tăng. Biến động của dân cư, giao lưu giữa các vùng miền cũng làm tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh.

Tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều công trình xây dựng, công ty, nhà máy, nhà trọ, lán trại và khu tập thể cũ phát sinh nhiều dụng cụ chứa nước không được quan tâm xử lý; Tập quán tích trữ nước của người dân chưa thay đổi đáng kể, các vật dụng chứa nước trong hộ gia đình như chậu hoa cây cảnh, hòn non bộ, lu, khạp, bể chứa nước, đặc biệt các vật phế thải xung quanh nhà không được thu gom, đậy kín, xử lý để cho muỗi vào đẻ trứng.

Cảnh giác các triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Các chuyên gia dự phòng cho biết: Bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát một cách rất đột ngột và tiến triển nhanh qua 3 giai đoạn. Người dân cần chú ý các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn 1: Đầu tiên là giai đoạn sốt: Trong 1 hoặc 2 ngày đầu, người bệnh bị sốt cao một cách đột ngột, liên tục 2 ngày trở lên, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 - 40 độ C và không giảm khi uống thuốc hạ nhiệt. Người mệt mỏi, đau phần đầu, bụng, cơ, khớp và sau hốc mắt.

Trong giai đoạn này, các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường. Nếu có nghi ngờ bị mắc sốt xuất huyết, cần phải đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag ngay.

Nếu nhận kết quả dương tính thì chắc chắn người bệnh đã mắc sốt xuất huyết và cần nhanh chóng điều trị.

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn rất nguy hiểm, thường bắt đầu từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt.

Trong giai đoạn này, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu được nhận thấy. Vào thời điểm này có thể người bệnh đã hạ sốt nhưng lại xuất hiện những hiện tượng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam hay chảy máu chân răng.

Những vết xuất huyết dưới da thường xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi...

Những vết này là các đốm đỏ hoặc một mảng bầm tím tùy theo mức độ. Những biến chứng nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não.

Ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi sát sao và xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên.

Giai đoạn 3: Sau giai đoạn nguy hiểm thì người bệnh sẽ bước vào giai đoạn hồi phục. Ở giai đoạn này người bệnh đã hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên.

Người bệnh đã có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống bệnh sốt xuất huyết:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước...

Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, hốc tre, bẹ lá...

Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tên lửa đạn đạo phi hạt nhân mới “Oreshnik” của Nga

'Mục tiêu nóng' đang chờ Oreshnik?

GD&TĐ -Nga được cho là đã biên soạn một danh sách các địa điểm quân sự quan trọng của Kiev sẽ bị nhắm mục tiêu trong giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột.

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.