Dán nhãn phim truyền hình: Liệu có khả thi?

GD&TĐ - Bắt đầu từ ngày 1/10, Thông tư 09/2017 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành yêu cầu dán nhãn cảnh báo những nội dung không phù hợp với trẻ em trên các phương tiện truyền thông sẽ được áp dụng. 

Dán nhãn phim truyền hình:  Liệu có khả thi?

Đây là động thái quyết liệt nhằm bảo vệ và đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và vì những lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Việc làm cần thiết

Nhắc đến phân loại phim ảnh, người ta thường nghĩ đến việc dán nhãn các bộ phim chiếu rạp, còn dán nhãn phân loại phim cho ti-vi còn khá xa lạ với người Việt Nam. Thế nhưng, đây là việc mà hầu hết các nước phát triển đã làm, như Anh khởi động từ năm 1912, Pháp từ 1961, Mỹ từ 1968…

Phim truyền hình ở Việt Nam hiện tại gần như là “tứ đại đồng đường” cùng xem, những bộ phim có nội dung, hình ảnh vốn được coi là “nhạy cảm” về giới tính, những quan hệ phức tạp “hiện sinh” trong hôn nhân gia đình, hoặc các thể loại phim giải trí có yếu tố bạo lực, kinh dị… lên sóng truyền hình đều không có một kỹ thuật nào hạn chế đối tượng.

Chưa nói đến vài trò chơi thực tế trên truyền hình bây giờ khá “nóng” và “mạnh” với trẻ em. Đáng buồn hơn, khi chính các chương trình dành cho thiếu nhi trên truyền hình hiện nay lại vi phạm vào những nguyên tắc bảo vệ trẻ em.

Ông Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết, trên thế giới người ta đã có nhãn cảnh báo từ lâu rồi. Còn chúng ta bao năm nay vẫn lúng túng.

Phim ảnh thì bạo lực, cảnh nóng, rồi các chương trình truyền hình có cả cảnh cô người mẫu đánh chửi nhau cũng được phát sóng tràn lan vào khung giờ vàng, không có cảnh báo nào cả.

Những hình ảnh này vô tình nhồi nhét vào đầu con trẻ, sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng. Sự ra đời của Thông tư 09 là hết sức cần thiết, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền riêng tư của trẻ em, giúp cha mẹ biết mà định hướng cho con”.

Còn nhiều rào cản

Theo số liệu thống kê của Viện Chiến lược (Bộ TT&TT) thì hiện có khoảng 16/22 triệu hộ gia đình đã có ti-vi, trong đó việc phát nhận sóng tương tự mặt đất (anolog ti-vi, nhận sóng bằng ăng-ten) chiếm đến 76/88 đài. Về mặt kỹ thuật và tình trạng thường xem ti-vi chung ở nhiều gia đình do thiếu không gian riêng đang rất phổ biến, làm thế nào để kiểm soát được đối tượng khán giả luôn là bài toán khó.

Thực tế, truyền hình Việt Nam đã phát sóng không ít những bộ phim, chương trình cần phải được dán nhãn, cảnh báo từ lâu. Ví dụ bộ phim “Sex and the city” gắn mác 18+ được đưa vào phát sóng thử nghiệm cho khung giờ chiếu muộn.

Hay như talk show “Chuyện đêm muộn”, toàn bàn về chuyện vợ chồng, tình yêu, chuyện chăn gối... những chủ đề mà trước đây truyền hình không hề đề cập tới. Chương trình phát sóng vào khung giờ rất muộn, khoảng 23 giờ 30 và không phát lại vào các khung giờ bình thường. Nhưng hiện tại chưa có một thiết chế nào “quản” để phim truyền hình cũng phải được dán nhãn như phim điện ảnh.

Các nhà sản xuất sợ mất độc giả và thị phần quảng cáo, còn người xem lớn tuổi có vẻ dễ dãi hơn với các phim bạo lực, tình dục phát trên truyền hình, tức là số lượng than phiền, khiếu nại với cơ quan quản lý (Ofcom) có giảm đi.

Ở khía cạnh nào đó việc phân loại kênh, phân loại khán giả là một việc làm rất cần thiết. Trong thời buổi hội nhập hiện nay, mọi người cần có sự thay đổi tư duy để hòa nhập với sự phát triển ở nước khác trên thế giới.

Việc lựa chọn phim nào để phát sóng đều có sự tính toán của các nhà đài đồng thời cũng giúp khán giả chủ động chọn thông tin phù hợp với mình và kiểm soát được việc cho trẻ em xem gì.

Thông tư 09 quy định chi tiết Khoản 2 Điều 46 Luật Trẻ em về tỷ lệ nội dung, thời điểm, thời lượng dành cho trẻ em; yêu cầu bắt buộc khi đăng, phát tin, bài, chương trình liên quan đến trẻ em và cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử và xuất bản phẩm.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Thị uy chiến thắng

Thế giới
GD&TĐ - Cuộc thị uy chiến thắng của Nga diễn ra trong bối cảnh quân đội Ukraine đang phải hứng chịu những bước lùi trên chiến trường.

Đừng bỏ lỡ