Đan Mạch cấm màn hình điện tử trong cơ sở mầm non

GD&TĐ - Bộ Giáo dục Đan Mạch đã công bố đề xuất cấm các thiết bị có màn hình điện tử tại các trung tâm chăm sóc trẻ em dưới 6 tuổi.

Sử dụng màn hình điện tử quá lâu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.
Sử dụng màn hình điện tử quá lâu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

Bộ Giáo dục Đan Mạch đã công bố đề xuất cấm sử dụng máy tính bảng, điện thoại và các thiết bị có màn hình khác tại các trung tâm chăm sóc trẻ em dưới 6 tuổi.

Kế hoạch trên được đưa ra sau báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu khoa học xã hội Đan Mạch cho thấy tỷ lệ trẻ 3 tuổi dành hơn một giờ mỗi ngày trên máy tính, TV, YouTube hoặc iPad đã tăng từ 29% vào năm 2009 lên 52% vào năm 2021.

Bộ trưởng Mattias cho biết: “Việc trẻ em sử dụng màn hình điện tử tăng chóng mặt trong những năm gần đây và nhiều nghiên cứu chỉ ra điều này không tốt cho sức khoẻ của trẻ. Bộ sẽ trình kế hoạch lên Quốc hội nhằm đảm bảo trẻ không tiếp xúc với các thiết bị tại trung tâm chăm sóc công lập”.

Đề xuất không đồng nghĩa cấm thiết bị công nghệ trong lớp học. Giáo viên, nhân viên chăm sóc vẫn có thể phát nhạc từ YouTube, iPad. Điều thầy cô cần lưu ý là không để trẻ tương tác trực tiếp với màn hình điện tử.

Cô giáo Elisa Rimpler, thành viên Hiệp hội Giáo viên mầm non Bupl, Đan Mạch, cho biết chị ủng hộ lệnh cấm nhưng không đồng tình hoàn toàn.

“Trẻ em không nên ngồi xem màn hình mà nên chơi, kết bạn và vận động cơ thể. Nhưng các em cũng nên sử dụng thiết bị để tìm hiểu thêm về thông tin thực tế. Ngày nay, việc sử dụng thiết bị công nghệ để tra cứu là điều tự nhiên”.

Dự kiến, đề xuất sẽ được Chính phủ Đan Mạch đem ra thảo luận trước Quốc hội và đưa ra kế hoạch chi tiết trong ngắn hạn.

Theo The Local

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.