4 diễn viên chính trong "Tây du ký 1986".
Được đánh giá là phiên bản thành công nhất, "Tây du ký 1986" đã trở thành tượng đài vững chắc đối với nhiều thế hệ khán giả. Đặc biệt hơn, đây là một trong những tác phẩm hiếm hoi mà cả nhân vật chính lẫn nhân vật phụ đều để lại dấu ấn khó phai.
Hãy cùng xem dàn diễn viên "Tây du ký 1986" thay đổi như thế nào sau 30 năm:
Nhắc đến "Tây du ký 1986", nhân vật ấn tượng nhất phải kể đến Tôn Ngộ Không với 72 phép thần thông do Lục Tiểu Linh Đồng (SN 1959) thủ vai. 30 năm qua đi, từ chàng trai ngoài đôi mươi, ‘Đại Thánh’ ngày nào đã bước sang tuổi 57.
Hiện tại, Lục Tiểu Linh Đồng là diễn viên đoàn kịch thuộc Trung tâm sản xuất phim Truyền hình Trung Quốc - Đài Truyền hình Trung ương và sống cùng gia đình tại Bắc Kinh (Trung Quốc).
Nhân vật Trư Bát Giới trong phim do Mã Đức Hoa (SN 1945) thủ vai và đây cũng là vai diễn đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất của ông. Hiện tại, ông đã 71 tuổi, đang hát kịch biểu diễn ở Bắc Kinh.
Một trong ba diễn viên đóng vai Đường Tăng là Uông Việt (đóng ở các tập 6,9,10). Tuy có nhiều vai diễn trước đó, nhưng đến "Tây du ký 1986", tên tuổi Uông Việt mới được biết đến rộng rãi. Hiện Uông Việt đã bước sang tuổi 61 và công tác tại Học viện quốc gia nghệ thuật sân khấu Trung Quốc.
Từ Thiếu Hoa (SN 1958) đóng vai Đường Tăng ở các tập 4, 5, 7, 8, 11, 12, 14, 15, 16. Ông thuộc thế hệ diễn viên gao cội của làng điện ảnh Trung Quốc.
Hiện nay, Từ Thiếu Hoa là Phó Viện trưởng Viện Kịch nói tỉnh Sơn Đông, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kịch sân khấu tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Ông kết hôn với nữ diễn viên tên tuổi Dương Côn. Họ có với nhau một con gái.
Trì Trọng Thụy (SN 1952) cũng thủ vai Đường Tăng. Ngoài vai diễn trong "Tây du ký 1986", ông còn nổi tiếng vì cuộc hôn nhân với nữ đại gia giàu thứ 2 Trung Quốc hơn ông 11 tuổi, Trần Lệ Hoa.
Vượt qua nhiều tin đồn ác ý, Trì Trọng Thụy đang sống hạnh phúc với vợ. Hiện nay, ông đang là Hội viên Hiệp hội Nghệ thuật gia phim truyền hình Trung Quốc, cố vấn Hiệp hội Nghệ thuật diễn xuất Ma Cao, Phó Viện trưởng Viện Bảo tàng Tử Đàn, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn đồ gia dụng Phú Hoa Hồng Kông.
Là người già nhất trong 4 thầy trò Đường Tam Tạng, Diêm Hoài Lễ thủ vai Sa Tăng ở tuổi 50. Ông qua đời vào năm 2009 sau hai năm dài vật lộn với bệnh tật.
Trước khi qua đời, ông làm diễn viên kiêm giảng viên dạy diễn xuất. Diêm Hoài Lễ được phong tặng danh hiệu NSND của Trung Quốc.
Nhờ vai diễn Tiểu Bạch Long, Vương Bá Chiêu (SN 1957) được khán giả chú ý. Sau bộ phim, ông tiếp tục theo đuổi nghiệp diễn xuất. Những phim nổi bật của ông gồm "Gia tộc kim phấn", "Tiểu Ngư Nhi và Hoa Vô Khuyết’…
Vai diễn Quan Âm Bồ Tát do Tả Đại Phân (SN 1943) đóng. Sau "Tây du ký 1986", bà đóng thêm một số bộ phim. Hiện tại, ở tuổi 73, bà chính thức nghỉ hưu, chuyển về sống ở quê Hồ Nam (Trung Quốc). Tuy vậy, bà vẫn duy trì niềm đam mê diễn xuất với nghề dạy học.
Vốn là diễn viên kịch, Chu Quảng Long (SN 1939) lại được biết đến nhiều hơn với vai Phật Tổ Như Lai. Hiện tại, ông đã nghỉ hưu, nhưng thỉnh thoảng vẫn đến giảng dạy tại các trường nghệ thuật, tham gia một số vai nhỏ trong một số bộ phim truyền hình.
Nhân vật Ngưu Ma Vương do nghệ sĩ nổi tiếng Vương Phu Đường (SN 1932), xuất thân từ Kịch viện Nghệ thuật Thanh niên Trung Quốc, đảm nhiệm. Tuy ở hàng diễn viên hạng A, không tham gia diễn xuất rất ít. Ông chủ yếu xuất hiện với vai trò đạo diễn và nhà hoạt động xã hội. Năm 2005, ông qua đời ở tuổi 73.
Nữ diễn viên Vương Phụng Hà (SN 1955) thủ vai Bà La Sát, vợ của Ngưu Ma Vương, cũng đã qua đời. Năm 1993, bà ra đi ở tuổi 38 sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư vú.
Trong Tây du ký phiên bản 1986, vai diễn Hồng Hài Nhi, con trai của Ngưu Ma Vương và Bà La Sát, được giao cho Triệu Hân Bồi (SN 1977), lúc ấy mới gần 7 tuổi. Sau vai diễn, anh từ bỏ nghiệp diễn để chú tâm học hành. Hiện tại, anh đang làm CEO của một công ty mạng lớn ở Trung Quốc.
Nữ diễn viên đóng vai Tam Thái tử Na Tra là Ngải Kim Mai (SN 1957). Bà vốn theo đuổi kinh kịch, chỉ thỉnh thoảng lấn sân sang truyền hình. Trong hơn 30 năm sự nghiệp, bà giành được nhiều giải thưởng quan trọng, cũng như danh tiếng mà mọi diễn viên cùng thời ao ước. Hiện tại, bà đang là Phó hiệu trưởng Trường Hí kịch Giang Tô và là hội viên hiệp hội Kinh kịch Trung Quốc.
Trong "Tây du ký 198", "Na Tra phiên bản nam" do Dương Bân thủ vai. Ông thể hiện vai này ở các tập 12,17 và 22. Hiện tại, ông đã ngoài 50 và chuyển sang công việc làm hậu kỳ ở đoàn làm phim.
Người đóng vai Di Lặc Phật Tổ là nam diễn viên Thiết Ngưu (SN 1922), tên thật là Dương Tích Nghiệp. Ông qua đời ở tuổi 93.
Vai Vương Mẫu nương nương do Vạn Phức Hương đóng. Bà xuất thân từ diễn viên ca múa của Đoàn ca vũ kịch Không Chính. Năm 1994, Vạn Phức Hương qua đời vì bệnh ung thư.
Một trong những vai phụ ấn tượng trong "Tây du ký 1986" là Bạch Cốt Tinh do Dương Xuân Hà thủ vai. Sauk hi phim kết thúc, bà tiếp tục sự nghiệp diễn xuất, nhưng không nổi tiếng bằng vai Bạch Cốt Tinh. Hiện tại, ở tuổi 73, bà đã nghỉ hưu và sống cùng gia đình ‘tứ đại đồng đường’.