Dân Cát Tiên xuống đồng “lấy hên” trong ngày Thần Tài

Trong ngày 17/2 - Ngày Thần Tài - thay vì đi mua vàng cầu tài lộc thì gần như cả huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) xuống đồng dự "Lễ hội Lồng Tồng" để lấy hên

Dân Cát Tiên xuống đồng “lấy hên” trong ngày Thần Tài
 Ông Đoàn Ngọc Nam, Chủ tịch UBND xã Phước Cát 2 (Cát Tiên, Lâm Đồng) đánh trống khai hội.  Sản vật đầy đủ nhiều màu sắc dâng cúng lễ. Dân Cát Tiên xuống đồng  Dắt trâu xuống đồng trong lễ hội Lồng Tồng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng. Dân Cát Tiên xuống đồng  Giao lưu biểu diễn hát then đàn tính của các nghệ nhân Tày, Nùng.  Sôi nổi trò chơi kéo co trong lễ hội. Dân Cát Tiên xuống đồng  Kịch tính màn đua cà kheo của các thanh niên của 7 thôn trong xã.  Ném còn một trong những trò chơi truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc phía Bắc.  Toát mồ hôi với trò chơi đẩy gậy.  Hàng trăm du khách và người dân khắp nơi về trẩy hội Lồng Tồng.  Du khách có cơ hội được thưởng thức món đặc sản heo quay lá mắc mật của đồng bào Tày, Nùng.

Trong không khí ấm áp những ngày đầu xuân, đông đảo đồng bào các dân tộc Tày, Nùng và du khách từ khắp nơi nô nức kéo về sân vận động xã Phước Cát 2 (Cát Tiên, Lâm Đồng) để tham dự “Lễ hội Lồng Tồng” (hay còn gọi Ngày hội xuống đồng).

Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc được họ mang theo trong hành trình di cư lập nghiệp trên quê hương mới Cát Tiên (Lâm Đồng).

Lễ hội thường tổ chức vào những ngày đầu xuân mới hàng năm, nhằm tạ ơn đất trời ban cho vụ mùa bội thu. Lồng Tồng nghĩa là xuống đồng cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, vui vẻ. Vì vậy, hội Lồng Tồng còn có các tên gọi khác là hội cầu mưa, hội cầu mùa…

Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ bắt đầu bằng việc rước 7 mâm Tồng từ 7 thôn của xã Phước Cát 2 về trung tâm sân vận động xã với màn múa lân (múa xuống đồng) sôi nổi.

Các mâm Tồng là các sản vật của địa phương để dâng tạ ơn các vị thần đã phù hộ cho nhân dân địa phương có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Sau đó, thầy Tào (người cúng chính của buổi lễ) và các thầy giúp việc làm lễ đặt mâm Tồng, tạ ơn trời đất, cầu sự ấm no, hạnh phúc. Lễ vật gồm gà luộc, thịt heo quay lá mắc mật, xôi, bánh chưng, bánh dày, bánh khảo, bánh khẩu si, ngũ quả, hoa, gạo, rượu và nước lá chanh, trứng vịt luộc được nhuộm đủ màu…

Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian như: Tung còn, kéo co, đua cà kheo, đập heo đất, đâm bù nhìn, nhảy bao bố, hát then đàn tính giao lưu văn nghệ các thôn trong huyện tạo không khí vui tươi nhân dịp xuân mới.

Ông Trần Đình Thái - Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Tiên - cho biết: “Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng có lịch sử lâu đời mang đậm dấu vết tính ngưỡng phồn thực.

Mỗi sản vật được dâng lên cúng đều mang ý nghĩa thể hiện sự giao hòa giữa trời đất, là thành quả lao động của những bàn tay cần cù chịu khó thể hiện sự cảm tạ trời đất, các vị tiền nhân, thánh thần đã phù hộ, che chở cho nhân dân được mùa bội thu trong sản xuất, an khang trong đời sống".

Ông Thái cho biết hiện xã Phước Cát 2 đang từng bước đưa Lễ hội Lồng Tồng về các thôn nhằm tạo sự gắn kết giữa người dân với ý thức xây dựng, bảo vệ văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Đồng thời, phục vụ kế hoạch phát triển du lịch thương mại dịch vụ để Lồng Tồng trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

Theo nld.com.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.