Đắk Lắk bế mạc Cuộc thi khoa học kỹ thuật, khởi nghiệp học sinh trung học

GD&TĐ - Với 189 dự án thuộc 5 lĩnh vực dự thi cấp tỉnh, các học sinh trung học Đắk Lắk đã thể hiện được niềm đam mê, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

Ban tổ chức trao Quyết định cho 2 dự án đại diện Đắk Lắk dự thi cấp quốc gia (ảnh: Thành Tâm).
Ban tổ chức trao Quyết định cho 2 dự án đại diện Đắk Lắk dự thi cấp quốc gia (ảnh: Thành Tâm).

Chiều 15/1, tại Trường Tiểu học, THCS và THPT Hoàng Việt, Sở GD&ĐT đã tổ chức bế mạc Cuộc thi khoa học, kỹ thuật - khởi nghiệp dành cho học sinh trung học tỉnh Đắk Lắk, năm học 2022-2023.

Tham dự có ông Phạm Đăng Khoa – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT; ông Đỗ Tường Hiệp – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi; đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; đại diện các đơn vị tài trợ.

Các đại biểu, học sinh dự lễ bế mạc Cuộc thi (ảnh: Thành Tâm).

Các đại biểu, học sinh dự lễ bế mạc Cuộc thi (ảnh: Thành Tâm).

Tham dự Cuộc thi năm nay có 189 sản phẩm, dự án của 352 tác giả đến từ 64 đơn vị, gồm: 50 Trường THPT và 49 Trường THCS. Các sản phẩm, dự án dự thi thuộc các lĩnh vực cơ bản: Hệ thống nhúng; Phần mềm hệ thống; Rô bốt thông minh; Hóa học; Hóa sinh; Khoa học động vật; Vật lý; Năng lượng vật lí; Y sinh và khoa học sức khỏe; kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật môi trường.

Ông Đỗ Tường Hiệp báo cáo đánh giá chất lượng Cuộc thi (ảnh: Thành Tâm).

Ông Đỗ Tường Hiệp báo cáo đánh giá chất lượng Cuộc thi (ảnh: Thành Tâm).

Đánh giá tổng kết Cuộc thi, ông Đỗ Tường Hiệp cho biết, được phát động ngay sau khi kết thúc Cuộc thi của năm học 2021-2022, thời gian học sinh và giáo viên hướng dẫn thực hiện ý tưởng, dự án gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, tuy nhiên, bằng sự chủ động, linh hoạt của các nhà trường, đặc biệt là nỗ lực của đội ngũ giáo viên hướng dẫn và học sinh phổ thông, nên số lượng và chất lượng năm nay tăng rõ rệt.

Ban tổ chức tham quan một dự án tại Cuộc thi (ảnh: Thành Tâm).

Ban tổ chức tham quan một dự án tại Cuộc thi (ảnh: Thành Tâm).

“Năm trước tổ chức 2 vòng, vòng ý tưởng và vòng hoàn thiện. Năm nay tổ chức truyền thống, từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh nên số lượng, chất lượng đều tăng (năm 2022 có 119 dự án, ý tưởng; năm 2023 có 189 dự án). Mặc dù trong điều kiện vô cùng khó khăn trong và sau đại dịch Covid-19, các dự án tham gia vẫn đa dạng, phong phú, có chiều sâu ở cả 5 lĩnh vực. Điều đó thể hiện tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học và sáng tạo kỹ thuật của học sinh và trách nhiệm cao của giáo viên hướng dẫn, của các chuyên gia giúp đỡ học sinh hoàn thành dự án của mình một cách tốt nhất”, ông Hiệp đánh giá.

Cũng theo đánh giá của ông Hiệp, một số dự án tham dự Cuộc thi vẫn còn những hạn chế nhất định.

“Nhóm lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi không có giải Nhất. Một số dự án có ý tưởng cũ, số khác lại trình bày sơ sài. Đặc biệt, có dự án tốt, nhưng không chứng minh được nguồn dữ liệu do tác giả xây dựng và vượt tầm …”, ông Hiệp nhấn mạnh.

Ông Phạm Đăng Khoa trao giải cho các dự án xuất sắc tại Cuộc thi (ảnh: Thành Tâm).

Ông Phạm Đăng Khoa trao giải cho các dự án xuất sắc tại Cuộc thi (ảnh: Thành Tâm).

Kết thúc Cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải cho các dự án, sản phẩm xuất sắc, cụ thể:

Giải Khởi nghiệp có 2 giải Nhất, 3 giải Nhì và 5 giải Ba (Ban tổ chức sẽ chọn 5 dự án tham dự Cuộc thi khởi nghiệp quốc gia năm 2023).

Giải Khoa học kỹ thuật có 12 giải Nhất, 27 giải Nhì, 37 giải Ba và 48 giải Tư.

Ông Phạm Đăng Khoa, ông Đỗ Tường Hiệp trao giải Nhất cho 12 dự án (ảnh: Thành Tâm).

Ông Phạm Đăng Khoa, ông Đỗ Tường Hiệp trao giải Nhất cho 12 dự án (ảnh: Thành Tâm).

Đặc biệt, từ 12 dự án đạt giải Nhất, Ban tổ chức đã chọn 2 dự án, gồm: “Robot vui học lập trình Scratch” của 2 học sinh: Trần Hậu Khánh và Phan Thị Hương Diệp – Trường THCS Trần Quang Diệu (huyện Cư M’Gar) và “Xây dựng giao diện hỗ trợ chẩn đoán bệnh viêm phổi dựa trên X-quang ngực ở bệnh nhân Covid-19” của 2 học sinh: Trần Mạnh Dũng và Lê Vũ Anh Tin (trường TH, THCS và THPT Hoàng Việt).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ