Đại sứ Nga tại Đức Sergei Nechayev đã nói điều trên trong một cuộc phỏng vấn với Lenta.Ru.
Ông Nechayev nhấn mạnh Đức cung cấp cho Ukraine rất nhiều đạn dược, hệ thống phòng không, pháo tự hành và xe tăng Leopard. Berlin cũng đang nhanh chóng thay thế các xe tăng bị hạ gục trong cuộc giao tranh để góp phần vào cuộc phản công của Ukraine.
Theo ông Nechaev, Đức không tham gia "liên minh máy bay chiến đấu", vì thứ nhất, Berlin không có máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ theo yêu cầu của Kiev. Thứ hai, nước này nhận thức được những rủi ro liên quan đến việc sử dụng máy bay phương Tây trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Ông Nechaev giải thích, đối với việc cung cấp tên lửa tầm xa, cho đến nay, Anh và Pháp đang chủ động thực hiện.
Ngày 13/7, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng việc chuyển giao các máy bay chiến đấu F-16 cho Kiev sẽ dẫn đến sự leo thang của cuộc xung đột Ukraine. Ông lưu ý rằng các đồng minh của Mỹ và NATO, chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, gây ra mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ngày 12/7, Tổng thống Ukraine Zelensky công bố một thỏa thuận với Thủ tướng Đức Olaf Scholz về việc cung cấp thêm các hệ thống tên lửa phòng không Patriot.
Trước đó một ngày, Berlin thông báo, trong khuôn khổ gói viện trợ quân sự mới, họ dự định cung cấp cho Kiev 2 hệ thống phòng không Patriot, 40 xe chiến đấu bộ binh Marder và 25 xe tăng Leopard kiểu 1A5 cũ hơn, NSN đưa tin.
Chiến dịch đặc biệt để bảo vệ Donbass được Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu vào ngày 24/2/2022 vẫn tiếp tục. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh tình hình trong khu vực ngày càng trầm trọng.