Đại học Quốc gia Hà Nội có bước chuyển mình vươn lên mạnh mẽ

GD&TĐ - Chiều 23/10, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) lần đầu tiên tổ chức Lễ khai giảng tại Khu đô thị ĐHQGHN Hòa Lạc.

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức Lễ khai giảng đầu tiên tại Khu đô thị ĐHQGHN Hòa Lạc.
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức Lễ khai giảng đầu tiên tại Khu đô thị ĐHQGHN Hòa Lạc.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, dự và phát biểu tại Lễ khai giảng.

Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Nguyễn Thúy Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội; Lê Quang Huy - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Dương Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội phát biểu tại Lễ khai giảng.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội phát biểu tại Lễ khai giảng.

Dự khai giảng có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Bộ Quốc phòng, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương và Hà Nội, các cơ quan ngoại giao, các đối tác trong nước và quốc tế cùng tham dự.

Năm học mới 2022-2023 bắt đầu với thầy và trò của ĐHQGHN trong một bối cảnh đặc biệt, đó là Khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc theo mô hình đại học thông minh, đại học xanh, đồng bộ về cơ sở vật chất, hiện đại về trang thiết bị đã được chính thức đưa vào vận hành, từng bước hoàn thiện, đồng bộ theo hướng “5 trong 1”, góp phần nâng tầm ĐHQGHN trong giai đoạn mới.

Dấu mốc chuyển mình

Trong diễn văn khai giảng, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân cho biết: Dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc được Chính phủ phê duyệt năm 2003 với quy mô 1.113 ha. Năm 2018 dự án được chuyển chủ đầu tư từ Bộ Xây dựng về ĐHQGHN. Sau gần 20 năm, tổng số vốn giải ngân cho dự án mới đạt được khoảng 15%, chủ yếu tập trung vào giải phóng mặt bằng và làm hạ tầng.

ĐHQGHN hiện có quy mô khoảng 60.000 học sinh, sinh viên và thầy cô giáo. Tuy nhiên, toàn bộ khu vực nội thành của ĐHQGHN chỉ có 16 ha, chủ yếu thuộc ba trường thành viên: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường ĐH Ngoại ngữ.

Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đọc diễn văn khai giảng.

Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân đọc diễn văn khai giảng.

Phần lớn các đơn vị trong ĐHQGHN phải đi thuê cơ sở vật chất với chi phí hàng trăm tỷ mỗi năm. Không gian cho đào tạo và nghiên cứu khoa học rất chật chội, hầu như không có không gian để nghiên cứu chuyển giao và hợp tác cung ứng dịch vụ. Do đó, đưa dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc vào sử dụng sẽ giúp tạo ra không gian mới để nâng tầm ĐHQGHN.

Ngày 20/10/2021, cuộc họp đầu tiên bàn bạc kế hoạch đưa sinh viên lên Hòa Lạc học tập đã diễn ra. Trên tinh thần không nói không, không nói khó, không bàn lùi, toàn thể ĐHQGHN đã triển khai ba đợt cao điểm, mỗi đợt 100 ngày. Ngày 19/05/2022, Cơ quan ĐHQGHN đã chính thức chuyển trụ sở làm việc tới Hòa Lạc theo thông báo số 1666/TB-ĐHQGHN ban hành ngày 18/05/2022.

Đây là dấu mốc đánh dấu sự chuyển mình của toàn ĐHQGHN hướng tới một không gian phát triển mới về cơ sở vật chất, đời sống học thuật và quản trị đại học.

Vươn lên mạnh mẽ

Phát biểu tại Lễ khai giảng, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và người học trong việc chuyển trụ sở Cơ quan ĐHQGHN, tổ chức tuyển sinh và triển khai đào tạo tại Hòa Lạc.

Đặc biệt trong một năm qua, các đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyển trụ sở làm việc và tổ chức tuyển sinh, đón các em sinh viên đến học tập tại Hòa Lạc để chúng ta có Lễ khai giảng trang trọng ngày hôm nay.

Các quan khách tham dự Lễ khai giảng đầu tiên tại Hòa Lạc của ĐHQGHN.

Các quan khách tham dự Lễ khai giảng đầu tiên tại Hòa Lạc của ĐHQGHN.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội khẳng định, ĐHQGHN đã và đang tiếp tục có bước chuyển mình vươn lên mạnh mẽ, khẳng định danh tiếng, xác lập vị thế đại học hàng đầu Việt Nam và ghi danh vào nhóm các trường đại học có vị thế cao trong khu vực và thế giới.

Những thành công bước đầu của ĐHQGHN cùng với một số trường đại học đang tạo nên khí thế mới của giáo dục đại học Việt Nam trên con đường đổi mới căn bản, toàn diện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Đồng chí Trần Thanh Mẫn đề nghị, các nhà khoa học và lãnh đạo ĐHQGHN cần tập trung mọi nguồn lực để xây dựng Khu đô thị ĐHQGHN, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ đời sống, điều kiện học tập và rèn luyện của sinh viên tại đây.

Cùng với đó, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn; mỗi thầy cô giáo luôn là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo để học sinh noi theo.

Trong khuôn khổ Lễ khai giảng, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trao phần thưởng cho 12 sinh viên khóa QH.2022 là Thủ khoa đầu vào của 12 đơn vị đào tạo. Cùng ngày đã diễn ra nhiều hoạt động như: Triển lãm ảnh ĐHQGHN qua các thời kỳ, Hội trại “Tự hào Câu lạc bộ tôi”; Hội thao Thanh niên khỏe; Hội thi dân vũ; Cuộc thi “Rung chuông vàng”; Teambuilding “Sức mạnh Câu lạc bộ tôi”; Phát động “Gửi thư cho mình ở tương lai”; Gala Chào Tân sinh viên ĐHQGHN; Liên hoan các Câu lạc bộ nghệ thuật…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.