Đại biểu quốc tế chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên

GD&TĐ - Trong 2 ngày 18-19/2, Trường Đại học Khoa học (ĐH Thái Nguyên) đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Các mối liên kết trong bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên cho phát triển bền vững”.

TS Sebastian Paust - Tham tán thứ nhất, Trưởng phòng Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội phát biểu.
TS Sebastian Paust - Tham tán thứ nhất, Trưởng phòng Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội phát biểu.

Tham dự chương trình có: TS Sebastian Paust - Tham tán thứ nhất, Trưởng phòng Hợp tác phát triển, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội; Ông Stefan Hase-Bergen, Trưởng đại diện văn phòng Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) tại Hà Nội; PGS.TS Phạm Thế Chính – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học…. cùng các chuyên gia, giáo sư, giảng viên, nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam tham dự.

Việt Nam là quốc gia phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng nhanh nhất trên thế giới (khoảng 5%/năm). Nhu cầu sử dụng nước liên tục tăng trong khi năng suất sử dụng nước thấp, chỉ đạt 12% so với tiêu chuẩn toàn cầu. Lượng rác thải dự báo tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm tới. Theo ước tính, 90% chất thải nhựa đại dương toàn cầu được thải ra từ 10 con sông trong đất liền, bao gồm cả sông Mekong.

Để giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả đòi hỏi sự tích hợp, kết hợp giữa đa ngành, lĩnh vực, các bên liên quan và khu vực. Vì vậy, cần phải phân tích mối liên kết này trong bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên, từ đó tìm ra chiến lược tổng hợp quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Ông Stefan Hase-Bergen, Trưởng đại diện văn phòng Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) trình bày tham luận.
Ông Stefan Hase-Bergen, Trưởng đại diện văn phòng Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) trình bày tham luận.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Phạm Thế Chính nhấn mạnh: Bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên đã và đang được cả thế giới quan tâm nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự toàn cầu 2030.

Việt Nam là quốc gia tích cực, chủ động trong việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 toàn cầu. Kế hoạch hành động quốc gia đã được các cấp chuyên môn xây dựng với 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và 115 mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện và ưu tiên phát triển của đất nước. Ngoài ra, Việt Nam đã có nhiều chính sách, thành tựu trong bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên vẫn là những thách thức lớn để Việt Nam đạt được thành công trong các mục tiêu phát triển bền vững.

Các đại biểu dự Hội thảo đã được nghe tham luận của ông Sebastian Paust với nội dung Sự tham gia của Đức trong quản lý tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững; Tham luận của Bà Anja Barth (Chuyên gia GIZ) với chủ đề: Hợp tác phát triển của Đức tại Việt Nam góp phần quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học; TS Nguyễn Quốc Định (Bộ Tài nguyên Môi trường) có tham luận về Hệ thống cảnh báo sớm sạt lở đất ở Việt Nam…

Lễ trao tặng sách Ngoại văn cho Trường Đại học Khoa học.
Lễ trao tặng sách Ngoại văn cho Trường Đại học Khoa học.

Ngoài ra, hội thảo còn tập trung vào các chủ đề: Quản lý tài nguyên thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu; Các vấn đề môi trường và chiến lược quản lý; Bảo vệ môi trường và sức khỏe con người; Lồng ghép bảo vệ môi trường và phát triển khu vực.

Không những thế, hội thảo còn góp phần tìm kiếm và tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các đối tác ở Việt Nam, Đức và Pháp, đặc biệt là sự kết nối giữa cựu sinh viên DAAD.

Cũng trong khuôn khổ chương trình hội thảo, Ngài Tham tán thứ nhất Đại sứ quán Đức và Trưởng đại diện văn phòng Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) tại Hà Nội đã trao tặng 53 cuốn sách ngoại văn cho Trường Đại học Khoa học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.