Khu vực núi Định Quân, huyện Miễn, thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn được gọi là khu di tích Vũ Hầu mộ được nhiều người biết đến. Nguyên do là vì nơi đây có mộ của Gia Cát Lượng.
Khu vực núi Định Quân, huyện Miễn, thành phố Hán Trung, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc còn được gọi là khu di tích Vũ Hầu mộ được nhiều người biết đến. Nguyên do là vì nơi đây có mộ của Gia Cát Lượng.
Thế nhưng, nhiều người không khỏi bất ngờ và cảm thấy khó hiểu khi cách ngôi mộ của Gia Cát Lượng khoảng 100m về hướng Tây Nam có một đình nghỉ mát nằm dưới chân núi.
Tại đình nghỉ mát có một tấm bia khắc dòng chữ "Hán Thừa tướng Gia Cát Lượng Vũ Hầu chi chân mộ" tức mộ thật của Gia Cát Lượng - Thừa tướng nhà Thục Hán.
Việc xuất hiện 2 ngôi mộ trong cùng khu di tích Vũ Hầu mộ khiến mọi người không biết đâu mới thực sự là nơi an nghỉ của Gia Cát Lượng.
Theo đó, nhiều chuyên gia, nhà sử học đã tìm kiếm các tài liệu, bằng chứng cổ xưa để xác định xem đâu là mộ thật của Gia Cát Lượng.
Các chuyên gia tìm thấy bức vẽ của một đạo sĩ có tên là Lý Phục Tâm giúp làm sáng tỏ bí ẩn này. Lý Phục Tâm là người sùng bái Gia Cát Lượng. Ông đã biên soạn một cuốn sách mang tên "Trung Vũ Hầu từ mộ chí".
Trong tác phẩm này, Lý Phục Tâm dùng bút vẽ lại cảnh quan tại khu mộ của Gia Cát Lượng trước khi Tùng Quân - Tổng đốc Thiểm Cam xây dựng ngôi mộ mới cho Thừa tướng nhà Thục Hán nổi tiếng sử sách.
Tùng Quân làm như vậy vì cho rằng mộ của Gia Cát Lượng đặt ở vị trí cũ có phong thủy không tốt. Vì vậy, Tùng Quân xây ngôi mộ mới ở góc Tây Nam mộ cũ Gia Cát Lượng.
Thông qua bức vẽ của Lý Phục Tâm, các chuyên gia xác định ngôi mộ trong đình nghỉ mát là giả bởi bức tranh vẽ đình nghỉ mát nơi đặt tấm bia mộ hoàn toàn trống rỗng trước khi Tùng Quân tới. Mộ thật của Gia Cát Lượng được vẽ lại vô cùng cẩn thận khi được bao quanh bởi 54 cây tùng.
Ngoài ra, 64 cây tùng được trồng ở đền Vũ Hầu. Số cây tùng có ý nghĩa riêng. Trong đó, con số 54 là tuổi thọ của Gia Cát Lượng. Số 64 là để kỷ niệm bát trận đồ của Gia Cát Lượng.
Theo kienthuc.net.vn