Các nhà khoa học đã trình bày những phát hiện của mình tại Hội nghị và Triển lãm Quốc gia lần thứ 52 của Hiệp hội Hóa học Hoa Kì vào chủ nhật vừa qua. Trong nghiên cứu này, họ cho biết đã nhân rộng các đặc tính của da trong một màng phim mỏng mà có thể được sử dụng để mã hóa thông điệp bí mật hoặc tạo ra các bề mặt chống chói.
Khi tiếp xúc với độ ẩm, đặc tính của nó có thể thay đổi, điều này chưa từng có trước đây. Vấn đề cốt lõi nằm ở nếp nhăn của bề mặt da. Da sứa có thể nhăn lại và trở nên mờ đục khi chúng muốn xua đuổi kẻ săn mồi. Khi loài mực gặp nguy hiểm, cơ bắp của chúng co lại, ngụy trang bằng các sắc tố giống như môi trường xung quanh.
Songshan Zeng, nghiên cứu sinh thực hiện dự án cho biết “Bề mặt trở nên trong suốt khi nó phẳng ra”. Luyi Sun, giáo sư đứng đầu nghiên cứu phát biểu “Tương tự như da ngón tay, bất kì bộ phận nào của màng sứa khi tiếp xúc với độ ẩm đều nở ra một chút và tạo thành nếp nhăn”.
Loài sứa có thể được ứng dụng trong công nghệ mã hóa thông điệp, nguồn: Shutterstock
Màng sứa được tái tạo bằng cách đặt một tấm màng mỏng polyvinyl alcohol trên chất nền bê tông của polydimethylsiloxane (PDMS). Nếu màng sứa bị nhăn nheo, nó sẽ trở nên mờ đục. Khi độ ẩm được thêm vào, màng da bị dẹt ra và trở nên trong suốt và khi đó thông điệp được phơi bày.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng mức độ liên kết ngang giữa các chuỗi polyme trong màng da có thể chỉ ra rằng liệu các nếp nhăn có thể bị đảo ngược hay không. Khi có ít hoặc không có liên kết ngang, nó sẽ trở nên phẳng ra và do đó có thể hủy thông điệp sau khi đọc.
Họ cũng nhận thấy rằng loại màng này có thể sử dụng trong những công việc kém xa xỉ như bán lẻ, nơi có thể giúp nhân viên bán hàng quyết định có nên xác nhận bảo hành điện tử hay không. Trong video được tải lên bởi trường đại học này, loại vật liệu này có rất nhiều ứng dụng. Chúng có thể thay đổi độ trong suốt, màu sắc cũng như tiết lộ những ký tự chưa từng có trước đó.