Đà Nẵng triển khai 9 nhóm nhiệm vụ, 5 nhóm giải pháp cơ bản năm học 2017-2018

GD&TĐ - Sáng 3/8, Sở GD&ĐT Đà Nẵng tổ chức hội nghị Giao ban thủ trưởng các đơn vị trường học năm học 2017-2018.

Kết thúc năm học 2016-2017, hoạt động giáo dục các cấp học của thành phố Đà Nẵng đạt nhiều kết quả tích cực
Kết thúc năm học 2016-2017, hoạt động giáo dục các cấp học của thành phố Đà Nẵng đạt nhiều kết quả tích cực

Phát biểu khai mạc Hội nghị giao ban, ông Nguyễn Đình Vĩnh – Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho hay, hội nghị Giao ban thủ trưởng các đơn vị trường học năm học 2017-2018 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Ngoài việc đánh giá, nhìn nhần những kết quả, hạn chế thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017, triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018, Hội nghị lần này sẽ tập trung thảo luận, bàn thảo về 9 nhóm nhiệm vụ, 5 nhóm giải pháp cơ bản của năm học 2017-2018 nhằm đề ra những giải pháp cụ thể, mang tính chất căn cơ để phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của địa phương.

Báo cáo những kết quả nổi bật của năm học 2016-2017, ông Nguyễn Minh Hùng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho biết: Kết thúc năm học 2016-2017, hoạt động giáo dục các cấp học của thành phố Đà Nẵng đạt nhiều kết quả tích cực.

Kết quả phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi tiếp tục được duy trì và nâng cao. Các đơn vị, trường học đã tổ chức điều tra và cập nhật kịp thời, chính xác số trẻ trong độ tuổi từ 6-14 tuổi; huy động trẻ 6 tuổi ra lớp đạt tỉ lệ 100%.

Giáo dục mầm non đã triển khai có hiệu quả Đề án Sữa học đường giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn thành phố. Theo đó, đến nay, Đề án Sữa được triển khai tại 49 trường MN (20 trường công lập, 29 trường tư thục) và 208 nhóm lớp độc lập tư thục, với 19.610 trẻ mầm non tại 16 xã, phường của 5 quận, huyện được uống 1 hộp sữa tươi/1 ngày với 3 ngày/tuần. Sữa được cung cấp với cơ chế ưu đãi: Thành phố hỗ trợ 84%, doanh nghiệp hỗ trợ 16% và miễn phí 100% cho trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, trẻ ở khu công nghiệp và khu chế xuất

Giáo dục phổ thông tiếp tục thực hiện dạy học theo các mô hình mới. Các đơn vị, trường học tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành, vận dụng kiến thực đã học vào thực tiễn, chú trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống, hiểù biết xã hội cho học sinh; điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh. Nhờ vậy, trong năm học qua, chất lượng giáo dục các cấp được giữ vững.

Tiếp tục thực hiện có hiệu qủa Chỉ thị 24-CT/TU ngày 10/8/2009 của Thành ủy Đà Nẵng về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiêu niên hư, vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chương trình mở cổng trường, thư viện, khu vui chơi, tủ sách mở được triển khai sâu rộng, được dư luận xã hội, nhân dân nhiệt tình ủng hộ.

Giáo dục thường xuyên tiếp tục thực hiện có hiệu quả 4 mục tiêu của Đê án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”. Phối hợp các đơn vị liên quan thống nhất ký kết Chương trình phối họp thực hiện công tác truyền thông về xây dựng xã hội học tập đến năm 2020, Chương trình phối hợp đẩy mạnh thực hiện phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đến năm 2020.

Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm đầu tư. Đến nay, có 150 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 40,5%, (tăng 10 trường so với năm 2015). Các công trình xây dựng phục vụ cho dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học cơ bản thực hiện theo kế hoạch đề ra. Đến nay, toàn thành phố có 96,96% học sinh được học 2 buổi/ngày, tỷ lệ trường có 100% học sinh học 2 buổi/ngày là 88%.

Nói về những khó khăn, hạn chế, ông Nguyễn Minh Hùng chia sẻ: Trong năm học 2016-2017, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tuy có đầu tư song vẫn chưa đáp, ứng nhu cầu phát triển nhanh của sự nghiệp giáo dục thành phố. Số vốn đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm không đủ để đầu tư hoàn thành các dự án phát triển mạng lưới trường lớp theo quy hoạch.

Công tác dạy học ngoại ngữ được chú trọng, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều đột phá trong dạy và học, kết quả vẫn chưa đạt như mong đợi. Chất lượng hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng chưa cao. Công tác phân luồng sau THCS còn gặp nhiều khó khăn. Công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn một số hạn chế chưa gắn kết chặt chẽ giữa thu hút và đào tạo, giữa đào tạo và sử dụng. Thiếu sự liên kết giữa nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo với sản xuất, kinh doanh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".