Đà Nẵng: Căn hộ du lịch giảm giá “sập sàn” không người thuê

GD&TĐ - Sau khi dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 7, nhiều hộ kinh doanh loại hình căn hộ du lịch ở Đà Nẵng đang lao đao vì không có khách.

Rao lên mạng xã hội tìm người thuê.
Rao lên mạng xã hội tìm người thuê.

Chủ các hộ kinh doanh đã giảm giá “sập sàn” với mong muốn có người thuê để có chi phí trang trải. 

“Mỏi mòn” ngóng chờ khách đến thuê

Từ đầu năm 2020 đến nay, vợ chồng ông Trần Hương (trú Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng)đang sốt ruột vì kinh doanh của gia đình rơi vào tình trạng ế ẩm. Ông Hương cho biết, vợ chồng ông vay ngân hàng 2 tỷ đồng cùng số tiền gia đình có khoảng gần 1,5 tỷ đồng để xây căn nhà 3 tầng với 9 căn hộ cho thuê. Thế nhưng, vừa hoàn thành đưa vào hoạt động chưa được bao lâu thì bùng phát dịch Covid-19. Gắng cầm cự hết đợt dịch đầu tiên, vừa ổn định được vài tháng thì Đà Nẵng bùng phát đợt dịch thứ 2, vậy là căn nhà của ông lại đóng cửa.

“Bỏ tiền tỷ ra đầu tư, vay ngân hàng nhưng giờ không có người thuê nên vợ chồng tôi phải tìm cách để xoay đổi nhằm có tiền trả lãi suất. Mỗi phòng cho du khách nước ngoài thuê mức 7 - 8 triệu đồng/tháng nhưng dịch bệnh, giờ chẳng có khách nào. Tôi đành giảm giá 50%, cho người trong nước thuê mà cũng chỉ có 4/9 phòng có người ở”, ông Hương nói.

Cũng lâm vào cảnh tương tự, ông Trần Hùng (trú quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) cũng xây căn nhà 4 tầng với 12 phòng cùng trang bị đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho du khách nước ngoài thuê.

Theo ông Hùng, trước đây ông cho khách nước ngoài thuê mức 8 triệu đồng/tháng/phòng. Nhưng giờ đây phải giảm nửa giá tiền mà cũng không có khách hay ai đến thuê ở. Cũng theo ông Hùng, khách thuê phòng là những người mới đi làm hoặc vợ chồng mới cưới, cũng có trường hợp 3 - 4 sinh viên góp tiền lại thuê 1 phòng ở.

“Không cho thuê thì bỏ phòng trống, như vậy sẽ lãng phí và không có nguồn thu. Hơn nữa, bỏ không phòng sẽ dễ bị xuống cấp và hư hỏng nên tôi đành hạ giá để mong có người thuê ở kiếm chi phí trang trải trong gia đình”, ông Hùng cho hay.

Một chủ căn hộ trên tại phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) cũng phải giảm giá để cho thuê căn hộ nhưng chỉ có vài người đến hỏi. “Tôi xây căn hộ có 6 phòng với đầy đủ tiện nghi nhưng rao cả tháng nay cũng không mấy người hỏi. Trước khi bùng phát dịch Covid-19, tôi cho khách thuê giá 8 triệu đồng/tháng/phòng. Từ tháng 7 đến nay, họ trả phòng hết để về nước. Giờ tôi cho thuê giá 3,5 triệu đồng/tháng/căn nhưng cũng chỉ có 3 phòng, còn lại 3 phòng bỏ trống”, chủ căn hộ này than thở.

Hy vọng năm 2021 khởi sắc

Những năm trước, tình hình du lịch ở Đà Nẵng phát triển, nhiều người đã bắt đầu chuyển sang hướng kinh doanh dịch vụ lưu trú, căn hộ cho thuê. Thế nhưng, năm 2020 dịch Covid-19 xuất hiện như một “đòn giáng” nặng nề đến nhiều hộ dân kinh doanh dịch vụ này. Nhiều chủ kinh doanh đã giảm giá cho thuê và sử dụng nhiều cách khác nhau để nhằm thu hút du khách đến thuê.

Vào nhóm “Căn hộ cho thuê Đà Nẵng” ở mạng xã hội Facebook, ở đây có hàng trăm bài viết về việc cho thuê căn hộ với đầy đủ “combo” như: Dọn vệ sinh miễn phí hàng tuần, có thang máy, có sân thượng… kèm theo đó là số điện thoại người đăng bài.

Anh H. là người chuyên nhận hợp đồng thuê các tòa căn hộ của người dân rồi cho người nước ngoài thuê lại để kiếm chênh lệch. Khi chưa có dịch Covid-19, với khoảng 4 - 5 hợp đồng thuê căn hộ, anh cũng kiếm được tiền chênh lệch khá lớn nhưng từ đầu năm đến nay vắng khách, anh không thể ôm được nữa, phải rao cho thuê lại.

Anh Bình, một người rao cho thuê căn hộ trên mạng xã hội cho biết, trong khi chờ thị trường hồi phục thì cách tốt nhất là cho thuê với giá rẻ để kiếm được chút ít kinh phí. Phòng ở đầy đủ tiện nghi như bếp, máy giặt, tủ lạnh, tivi nếu là khách nước ngoài có mức 7 - 8 triệu đồng/tháng nhưng giờ anh Bình chỉ cho thuê với giá 3 triệu đồng hoặc 3,5 triệu đồng/tháng, kèm nhiều dịch vụ khác…

Anh Bình tâm sự rằng, chưa bao giờ anh rơi vào cảnh éo le thế này. “Một năm đầy khó khăn với ngành du lịch cả nước, thành phố và đối với chúng tôi. Giờ chỉ biết giảm giá để có ai thuê được thì thuê, mong kiếm được chút tiền. Hy vọng năm sau 2021, dịch được khống chế trên toàn cầu. Lúc đó mới hy vọng phục hồi lại và có du khách thuê thôi”, anh Bình nói.

Chung tâm trạng với anh Bình, chị Vân (một người cho thuê căn hộ ở quận Ngũ Hành Sơn) cho hay, chỉ còn một tháng nữa hết năm 2020. Mong rằng qua năm 2021, ngành du lịch có những bước khởi sắc, chứ nếu kéo dài tình trạng thế này, chắc chắn người kinh doanh sẽ bị thiệt hại nặng nề. Thậm chí phải bán nhà trả nợ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.