Đa dạng hình thức vận động người dân vùng đồng bào DTTS và MN đến lớp xoá mù chữ

GD&TĐ - Để công tác xoá mù chữ cho đồng bào DTTS hiệu quả, Phòng GD&ĐT huyện miền núi vùng cao có nhiều hình thức nhằm vận động người dân đến lớp.

Lớp xoá mù chữ ở huyện Văn Quan. Ảnh NH.
Lớp xoá mù chữ ở huyện Văn Quan. Ảnh NH.

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xoá mù chữ, tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xoá mù chữ theo nội dung Tiểu dự án 1 Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; một trong những nhiệm vụ mà phòng GD&ĐT huyện Văn Quan (Lạng Sơn) chú trọng trong năm học 2023-2024 là công tác xoá mù chữ

Theo đó, Phòng yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của việc biết chữ đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và cộng đồng;

Phát huy vai trò nòng cốt của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền, vận động người dân chưa biết chữ tham gia học các lớp xóa mù chữ.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như vận động trực tiếp, thực hiện các chuyên đề phát thanh, phổ biến các video tuyên truyền do Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT thực hiện, truy cập website về xóa mù chữ của địa phương...

Đăng tải trên trang thông tin điện tử của các Trung tâm học tập cộng đồng theo quy định tại Quy chế hoạt động của trang thông tin điện tử lưu trữ cơ sở dữ liệu xóa mù chữ, đăng tải ít nhất 1 tin (bài)/1 tháng, cập nhập đầy đủ số liệu, hồ sơ, sổ sách, hình ảnh, video clip các lớp xóa mù chữ và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng theo đúng tiến độ của các lớp học.

Điều tra, khảo sát, huy động người dân tham gia các lớp xóa mù chữ.

Tập trung thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát người mù chữ và tái mù chữ trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện dưới các hình thức phỏng vấn hoặc khảo sát bằng phiếu đánh giá khả năng đọc, viết, tính toán của người dân. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch huy động người dân tham gia học các lớp xóa mù chữ.

Đối với các lớp xóa mù chữ đang thực hiện, cần kịp thời nắm bắt khó khăn của học viên, đưa ra những giải pháp phù hợp để duy trì sĩ số, đảm bảo hiệu quả của lớp học.

Chi trả chế độ hỗ trợ học viên kịp thời theo quy định tại Nghị quyết 17/2022/NQ-HĐND, Nghị quyết 27/2022/NQ-HĐND ngày và các văn bản hướng dẫn khác.

Bên cạnh đó, tổ chức dạy học xóa mù chữ theo hình thức vừa làm vừa học tùy theo tình hình của địa phương và điều kiện của người học để tổ chức theo lớp, nhóm hoặc cá nhân.

Thời gian có thể liên tục (từ 2-5 buổi/tuần và từ 3-5 tiết/buổi), có thể học gián đoạn, hoặc bố trí linh hoạt, mỗi tiết học có thời lượng 35 phút.

Trước khi tổ chức lớp xóa mù chữ, các đơn vị cần xây dựng kế hoạch giáo dục chi tiết, trong đó thể hiện thời điểm thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào thực tế thực hiện, giáo viên kịp thời điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) và trình lãnh đạo cơ sở giáo dục phê duyệt

Lạng Sơn trong hai năm toàn tỉnh mở được 62 lớp xóa mù chữ

Lớp học xoá mù chữ ở Lạng Sơn.

Lớp học xoá mù chữ ở Lạng Sơn.

Trong 2 năm vừa qua, toàn tỉnh mở được 62 lớp xóa mù chữ cho hơn 1300 học viên, đạt chỉ tiêu so với kế hoạch. Tính đến tháng 12/2023, tỷ lệ người biết chữ mức độ 2 trong độ tuổi 15 - 60 đạt 96,46% tăng 0,59% so với năm 2022; toàn tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Nhiều học viên sau khi tham gia lớp học có khả năng giao tiếp tốt hơn, thực hiện tốt một số thủ tục hành chính, ổn định và phát triển kinh tế gia đình, đáp ứng yêu cầu lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, họ sẵn sàng làm tình nguyện viên để tham gia vào công tác vận động người dân ở thôn, làng, bản mình tham gia lớp học xoá mù chữ.

Hiện Sở GD&ĐT đã trang bị 200 trang thông tin điện tử cho 200 Trung tâm học tập cộng đồng; ban hành Quy chế hoạt động của trang thông tin điện tử lưu trữ cơ sở dữ liệu, dạy học xóa mù chữ ngành giáo dục tỉnh.

Sở GD&ĐT Lạng Sơn chỉ đạo phòng GD&ĐT hướng dẫn các trung tâm học tập cộng đồng tổ chức tuyên truyền tới người dân trên địa bàn trong cuộc họp dân của thôn, xã, lồng ghép tuyên truyền trong các chuyên đề về phát triển kinh tế, tiếp cận hộ gia đình tuyên truyền về lợi ích của việc biết chữ, huy động người dân tham gia học tập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.