Đã có hơn 3,8 triệu liều vắc xin Covid-19 được tiêm cho người dân

GD&TĐ - Bộ Y tế sáng 4/7 cập nhật cho biết, tính đến 16 giờ ngày 03/7/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm 3.867.407 liều vắc xin phòng Covid-19.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sáng ngày 6/5. Ảnh: Internet
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 sáng ngày 6/5. Ảnh: Internet

Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 là 218.602 người.

Có thêm 17.979 người được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trong ngày 03/7/2021 tại 16 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Quốc phòng như sau:

1- Hà Nội: 3.591

2- Thanh Hóa: 1.209

3- Bắc Ninh: 1.176

4- Hưng Yên: 72

5- Cao Bằng: 252

6- Quảng Trị: 553

7- Thừa Thiên Huế: 72

8- Quảng Nam: 1.631

9- Bình Định: 651

10- Phú Yên: 288

11- TP Hồ Chí Minh: 144

12- Tiền Giang: 1.365

13- Lâm Đồng: 158

14- Tây Ninh: 50

15- Cần Thơ: 2.550

16- Bình Dương: 295

17- BV/Viện/Trường: 956

18- Bộ Quốc Phòng: 2.966

Hiện vắc xin là một trong những biện pháp chủ động để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Các vắc xin phòng Covid-19 hiện nay có hiệu quả bảo vệ từ trên 60 đến trên 90%.

Ngoài tác dụng giảm số người nhiễm virus, giảm số trường hợp bị biến chứng do mắc bệnh, vắc xin phòng Covid-19 còn giúp giảm số bệnh nhân phải nhập viện điều trị và số ca tử vong.

Việc tiêm vắc xin bao phủ 70% dân số để đạt được miễn dịch cộng đồng tại Việt Nam phụ thuộc vào tiến độ cung ứng vắc xin và năng lực của hệ thống tiêm chủng.

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin quy mô lớn nhất trong lịch sử, Bộ Y tế khẳng định, chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 lần này có nhiều điểm mới, nhưng vấn đề an toàn vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, điểm khác biệt của chương trình tiêm chủng ở nước ta đối với các nước là tiến hành sàng lọc kỹ tất cả các đối tượng tiêm.

Nếu đối tượng tiêm không đảm bảo yêu cầu về sức khoẻ thì họ sẽ được các điểm tiêm trì hoãn tiêm. Các cơ sở tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Y tế cũng đã lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực để sẵn sàng trợ giúp địa phương trên toàn quốc để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu cuối năm 2021 - đầu năm 2022 đạt miễn dịch cộng đồng, do vậy, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 gồm cả nỗ lực cố gắng tìm kiếm, đàm phán để có các nguồn vắc xin nhập khẩu và đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.