Đã có điểm trúng tuyển Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

GD&TĐ - Tối 4/10, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM(UEH) đã công bố điểm trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vào trường.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM(UEH) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM(UEH) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển

Theo đó, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Logistis và Quản lý chuỗi cung ứng với 27,60 điểm. Ngành Kinh doanh quốc tế và ngành Marketing là 2 ngành có điểm trúng tuyển cao kế tiếp với 27,50 điểm. 

Ngành có điểm thấp nhất vào UEH là ngành Bảo hiểm 22 điểm.

Điểm chuẩn trúng tuyển các ngành vào UEH cơ sở TP.HCM: 

Đã có điểm trúng tuyển Trường ĐH Kinh tế TP.HCM ảnh 1

Điểm trúng tuyển vào UEH phân hiệu Vĩnh Long: 

Đã có điểm trúng tuyển Trường ĐH Kinh tế TP.HCM ảnh 2

Điểm chuẩn trúng tuyển của từng ngành, chuyên ngành, chương trình bằng nhau đối với các tổ hợp xét tuyển và bằng nhau giữa các nguyện vọng.

Điểm chuẩn trúng tuyển trên là mức điểm dành cho thí sinh THPT, khu vực 3.

Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một) điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (không phẩy hai mươi lăm) điểm tương ứng tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số).

Các bài thi/môn thi của tổ hợp xét tuyển phải đạt trên 1,0 (một) điểm theo thang điểm 10.

Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Kinh tế TP.HCM làm thủ tục nhập học từ ngày 7/10/2020 đến ngày 10/10/2020:

+ Cơ sở đào tạo tại TP.HCM: 59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM.

+ Phân hiệu Vĩnh Long: Số 01B Nguyễn Trung Trực, Phường 8, TP Vĩnh Long

Thí sinh trúng tuyển vui lòng xem hướng dẫn làm thủ tục nhập học khóa 46 - ĐHCQ chi tiết tại  đây: https://tuyensinh.ueh.edu.vn/tin-tuc/2426-Huong-dan-xac-nhan-nhap-hoc-va-lam-thu-tuc-nhap-hoc-danh-cho-thi-sinh-trung-tuyen-phuong-thuc-5---Xet-tuyen-dua-vao-ket-qua-thi-tot-nghiep-THPT-nam-2020-.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cha mẹ có thể để trẻ bình tĩnh rồi nói chuyện. Ảnh minh họa

Làm gì khi con hay giận dỗi?

GD&TĐ - Trẻ nhỏ thường giận dỗi, buồn rầu vì không thể nói ra được nỗi bực bội của mình hoặc chưa được đáp ứng mong muốn nào đó.