Da bị ngứa ngáy trong vòng 1 tháng, thủ phạm cầm đầu chính là kí sinh trùng
Hơn một tháng trước, ông Trương được tiếp nhận và điều trị tại Khoa Da liễu và Thấp khớp của Bệnh viện Thiệu Dật Phu thuộc Trường Đại học Y khoa Chiết Giang (TQ). Năm nay, ông Trương 60 tuổi, da của ông bị ngứa cả ngày lần đêm đã 1 tháng nay. Ông đã dùng rất nhiều loại thuốc nhưng không khỏi, cuối cùng phải tìm đến bệnh viện Thiệu Dật Phu.
“Sau khi chẩn đoán, chúng tôi đã xem xét tỉ mỉ tình trạng da của bệnh nhân đồng thời cũng nghiên cứu kĩ càng toàn bộ bệnh án của ông Trương thì phát hiện một tình huống đặc biệt, tế bào bạch cầu ái toan của ông ấy rất cao. Của người bình thường là 500 trên 1 microlit máu, còn của ông Trương từ 5000-9000 trên 1 microlit máu, vì vậy dẫn đến da bị ngứa ngáy khác thường và rất đau đớn”, bác sĩ Trình Hạo nói.
Giáo sư Trình Hạo thuộc khoa Da liễu và Thấp khớp đã chẩn đoán và điều trị phá vỡ được chiếc “chìa khóa” trên tế bào bạch cầu ái toan. Trải qua vài ngày kiểm tra xét nghiệm mẫu phân thứ 5, đã tìm thấy kí sinh trùng chính là con giun lươn (Strongyloides).
Tuy nhiên điều đáng kinh ngạc hơn nữa đó là ký sinh trùng không chỉ có trong phân và nước tiểu.
Ông Trương bị nhiễm kí sinh trùng - giun lươn.
Quả nhiên, trong quá trình kiểm tra dạ dày tá tràng, các bác sĩ phát hiện trên niêm mạc đường tiêu hóa của bệnh nhân cũng tồn tại kí sinh trùng, đồng thời trong CT chụp phổi cũng xuất hiện một điểm bất thường.
Bác sĩ Ngô Hiểu Hồng, trường khoa Hô hấp xác nhận rằng điều này nhất định có liên quan đến kí sinh trùng. Quả nhiên, trong quá trình soi kiểm tra phế quản, kí sinh trùng cũng được tìm thấy trong dịch rửa phế quản phế nang.
Giun lươn cuối cùng đến từ đâu?
Nguyên nhân xuất phát từ vườn rau của ông Trương
Con giun này từ đâu mà đến? làm cách nào để thâm nhập vào cơ thể con người? Hay là ông Trương đã ăn nó? Hay là khi hít thở hít luôn vào? Hay là nó đi vào từ vết thương trên da?
Các chuyên gia của bệnh viện quyết định bắt đầu từ cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân để tìm ra đáp án cho câu hỏi này. Một nắm đất, 2 chai nước uống, 5 loại phân hữu cơ, những thứ này bình thường ông Trương hay tiếp xúc nhất đã được lấy mẫu để đem đến bệnh viện kiểm tra.
Cuối cùng, bác sĩ đã phát hiện kí sinh trùng – giun lươn ở trong đất của vườn rau nhà ông Trương là thủ phạm. Bác sĩ phân tích, bình thường ông Trương làm nông, giun lươn có thể bị lây nhiễm từ nước, đất, đi vào những con ốc hoặc rau chưa được nấu chín.
Thực tế, con giun lươn tồn tại ở trong ở rất nhiều nơi, như trong đất, hệ thống cung cấp nước đều có, và con người nhiễm các loại kí sinh trùng này không ít. Nhưng có rất nhiều người có sức đề kháng tốt hoặc là khi nấu thức ăn ở nhiệt độ cao kí sinh trùng đã chết, nên ít có khả năng bị nhiễm bệnh.
Bác sĩ Trình Hạo cho rằng, vì hệ thống miến dịch của ông Trương tương đối yếu, bệnh từ miệng xâm nhập vào, và kí sinh trùng đã sống sót trong cơ thể.
Khi ăn kí sinh trùng đi vào miệng rất dễ, rất khó để giết chế nó. Hiện nay, các loại thuốc để điều trị giun lươn tương đối ít, bộ phận thuốc này đều rất khó để mua, do vậy trong quá trình điều trị luôn tồn tại những khó khăn nhất định.
Hiện nay, các bác sĩ và ông Trương vẫn còn đang đấu tranh với kí sinh trùng, bệnh nhân thường xuyên gửi mẫu phân đến để bác sĩ kiểm tra.
Các bác sĩ nhắc nhở: Thích ăn các thực phẩm sống cần chú ý
Chuyên gia cảnh báo mọi người nên ăn ít rau sống.
Giáo sư Trình Hạo cũng nhắc nhở, mùa hè đến, dân thành thị thích ăn thực phẩm sống cần phải chú ý, nhất định phải mua ở nơi có nguồn gốc đảm bảo, ngoài ra salat và thịt nướng cố gắng ăn ít nhất có thể. Các món luộc nếu nấu chưa kĩ cũng dễ dẫn đến bị nhiễm kí sinh trùng.
Ngoài ra, vào mùa hè nước ở một số ao ở vùng nông thôn tương đối bẩn, nếu đi chân đất, rất dễ tiếp xúc với kí sinh trùng. Ngoài ra, những người thành thị thích ăn rau mình trồng, nên chú ý đến phân bón và thuốc trừ cỏ.