Cứu thành công bé trai 10 tuổi bị đột quỵ não

GD&TĐ - Các bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng kích hoạt báo động đỏ nội viện cứu sống bé trai 10 tuổi bị đột quỵ não bằng thuốc tiêu sợi huyết. 

Bác sĩ Phạm Như Thông - Phó Trưởng khoa đột quỵ thăm khám, kiểm tra chức năng vận động của bệnh nhi trước khi cho xuất viện. Ảnh: Bệnh viện Đà Nẵng
Bác sĩ Phạm Như Thông - Phó Trưởng khoa đột quỵ thăm khám, kiểm tra chức năng vận động của bệnh nhi trước khi cho xuất viện. Ảnh: Bệnh viện Đà Nẵng

Ngày 2/11, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Đột quỵ của bệnh viện vừa cứu sống bé trai 10 tuổi bị đột quỵ não bằng thuốc tiêu sợi huyết.

Theo đó, bệnh nhi Nguyễn N.H. (SN 2013, trú quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, liệt nửa người phải, không nói được.

Người nhà cho biết, khi đang chơi thì bé nói đau đầu, sau đó méo miệng, lơ mơ, nói khó nên gia đình nhanh chóng đưa đến Bệnh viện Đà Nẵng.

Tại đây, các bác sĩ đã chụp CT, sau đó hội chẩn khẩn với các bác sĩ khoa Đột quỵ, đây là trường hợp đột quỵ trẻ em rất hiếm gặp.

Các bác sĩ khoa đột quỵ đã kích hoạt báo động đỏ nội viện với mức độ đặc biệt nhất để cấp cứu cho bệnh nhi.

Đồng thời hội chẩn khẩn với chuyên gia đột quỵ đầu ngành tại TP Hồ Chí Minh ngay trong đêm để chẩn đoán chính xác và quyết định điều trị cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết với hy vọng cứu sống bệnh nhi.

Bác sĩ Phạm Như Thông - Phó Trưởng khoa Đột quỵ (Bệnh viện Đà Nẵng) cho biết, trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi bị đột quỵ như vậy chưa từng gặp tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro vì có thể có thêm biến chứng, cũng như có thể để lại di chứng ảnh hưởng đến tương lai của cháu.

May mắn bệnh nhi đáp ứng điều trị, cải thiện dần sau quá trình điều trị thuốc và tập phục hồi chức năng tích cực. Hiện tại bệnh nhân đã xuất viện và đi học trở lại sau gần một tháng nằm viện.

Bác sĩ Thông cho biết thêm, qua trường hợp này cho thấy đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

“Đối với người bị đột quỵ, thời gian là vàng, quyết định sự sống cũng như là khả năng phục hồi của bệnh nhân.

Vì vậy, người nhà bệnh nhân cần nắm rõ các dấu hiệu đột quỵ để nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời bệnh nhân bị đột quỵ.

Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất thị lực, mất thăng bằng... nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời”, bác sĩ Thông khuyến cáo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.