Cựu Chủ tịch Đà Nẵng bị đề nghị đến 27 năm tù

Cựu Chủ tịch Đà Nẵng bị đề nghị đến 27 năm tù

Từ 2 đến 27 năm tù

Sau khi xác định có đủ cơ sở để khẳng định 21 bị cáo trong vụ án thâu tóm nhà, đất công sản trên địa bàn TP Đà Nẵng phạm tội như cáo trạng truy tố, đại diện VKS đã đề nghị mức án phạt đối với từng bị cáo như sau:

Đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ, VKS đề nghị tuyên phạt 17 - 18 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; 8 - 9 năm tù về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai; tổng hợp hình phạt chung là 25 - 27 năm tù.

VKS cũng đề nghị tuyên phạt cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh 17 - 18 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; 8 - 9 năm tù về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai; tổng hợp hình phạt chung là 25 - 27 năm tù.

Ông Văn Hữu Chiến, cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, bị đề nghị 13 - 14 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; 5 - 6 năm tù về tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai; tổng hợp hình phạt chung 18 - 20 năm tù.

Ngoài ra, đối với nhóm bị cáo bị truy tố hai tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và vi phạm các quy định về quản lý đất đai, VKS đề nghị tuyên phạt: Nguyễn Ngọc Tuấn tổng hình phạt 10 - 12 năm tù. Phan Xuân Ít tổng hình phạt 14 - 16 năm tù. Nguyễn Quang Thành và Phan Minh Cương tổng hình phạt 7 - 9 năm tù.

Với nhóm bị cáo bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, VKS đề nghị tuyên phạt: Nguyễn Thanh Sang: 8 - 9 năm tù; Nguyễn Thị Thu Hà: 7 - 8 năm tù; Nguyễn Công Lang: 9 - 10 năm tù; Huỳnh Tấn Lộc, Phan Ngọc Thạch, Trần Phi và Lê Anh Tuấn: 2 - 3 năm tù;

Với nhóm bị cáo bị truy tố tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, VKS đề nghị tuyên phạt: Nguyễn Điểu: 5 - 6 năm tù; Trần Văn Toán, Lê Cảnh Dương, Nguyễn Đình Thống: 4 - 5 năm tù; Nguyễn Văn Cán, Đào Tấn Bằng, Nguyễn Viết Vĩnh: 3 - 4 năm tù.

 

Bảo kê, tiếp tay cho tội phạm

Trong bản luận tội, đại diện VKS nhận định nhiều bị cáo trong vụ án này là người giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt của UBND TP Đà Nẵng. Họ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và bộ máy hành chính của TP Đà Nẵng.

Lãnh đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP. Tuy nhiên, các bị cáo đã tạo điều kiện để cho Phan Văn Anh Vũ mua rẻ hơn nhiều so với giá trị thực của tài sản, gây thiệt hại cho tài sản hơn 22 nghìn tỷ đồng.

Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng này khiến hàng chục ha đất đai có vị trí đắc địa ở Đà Nẵng rơi vào tay Phan Văn Anh Vũ. Đau xót hơn, kéo theo 14 cán bộ cao cấp của TP trong đó có hai cựu chủ tịch rơi vào vòng lao lý.

Theo đại diện VKS, bị cáo Trần Văn Minh với cương vị là Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã có hành vi ký vào các văn bản quyết định giao, chuyển nhượng bán các nhà, đất công sản trên địa bàn TP trái quy định, cho phép giảm 10% sử dụng đất, hệ số sinh lợi; đồng ý chuyển đổi các dự án nhà, đất công sản…

Từ đó, các bị cáo là cấp dưới đã thực hiện chỉ đạo của Trần Văn Minh, tham mưu, đề xuất, nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, giúp Phan Văn Anh Vũ và các công ty của bị cáo trong thời gian dài, liên tục đã mua nhận quyền chuyển nhượng 22 dự án nhà, đất công sản tại các vị trí đắc địa như Bạch Đằng, Trần Phú, Lê Duẩn…

Với chức trách được giao, bị cáo Trần Văn Minh biết rõ trong việc bán nhà công sản thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện các quy định của pháp luật. Nhưng bị cáo đã có hành vi cố ý làm trái để cho các công ty của Vũ được nhận 18 nhà, đất công sản trái quy định.

Bị cáo Văn Hữu Chiến trong thời gian giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP đã ký ban hành cho phép chuyển nhượng và phê duyệt nhà, đất công sản, dự án bất động sản trái quy định pháp luật. Bị cáo là người giúp sức cho bị cáo Trần Văn Minh thực hiện hành vi phạm tội. Đại diện VKS cho rằng, hành vi của bị cáo Văn Hữu Chiến đã tạo điều kiện cho Vũ thâu tóm 15/22 nhà, đất công sản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.