"Cười té ghế" trước loạt câu thành ngữ do học sinh Tiểu học "trổ tài" điền vào chỗ trống

Những thành ngữ dân tộc quen thuộc bị những học sinh tiểu học ngây ngô “biến tấu” lại đã khiến cộng đồng mạng “cười như được mùa”.

Sự ngây ngô của các em học sinh cấp một khiến dân mạng phì cười.
Sự ngây ngô của các em học sinh cấp một khiến dân mạng phì cười.

Thành ngữ, tục ngữ là một kho tàng quý báu những kinh nghiệm, bài học mà ông cha ta đã để lại. Với chúng ta, những người trưởng thành, chắc hẳn ai cũng đều quen thuộc với những câu thành ngữ như: “Cây ngay không sợ chết đứng”, “Thẳng như ruột ngựa”, ‘Giấy rách phải giữ lấy lề”,…

Tuy nhiên, với những học sinh cấp một “vốn sống” chưa đủ nhiều, các em còn khá bỡ ngỡ với những thành ngữ trên. Điều này đã khiến người lớn nhiều phen “chết cười” với trình độ “biến tấu” thành ngữ của các em.

Gần đây nhất, cộng đồng mạng “cười như được mùa” khi một tài khoản facebook tên Nguyễn Hường chia sẻ hình ảnh bài tập điền vào chỗ trống những câu thành ngữ của học sinh cấp một. Nhiều em ngây ngô viết rằng: “Ruột để tiêu hóa”, “Môi hở mồm”, “Cây ngay không sợ cọp”, “Chân yếu nằm im”, “Thẳng như cột”…

Cười té ghế trước loạt câu thành ngữ do học sinh cấp một trổ tài điền vào chỗ trống ảnh 1
Cười té ghế trước loạt câu thành ngữ do học sinh cấp một trổ tài điền vào chỗ trống ảnh 2
Cười té ghế trước loạt câu thành ngữ do học sinh cấp một trổ tài điền vào chỗ trống ảnh 3
Cười té ghế trước loạt câu thành ngữ do học sinh cấp một trổ tài điền vào chỗ trống ảnh 4
Cười té ghế trước loạt câu thành ngữ do học sinh cấp một trổ tài điền vào chỗ trống ảnh 5
Một số người còn tỏ ra “đồng cảm” với các em vì mình cũng từng sai như vậy
Một số người còn tỏ ra “đồng cảm” với các em vì mình cũng từng sai như vậy.

Tuy nhiên, bài đăng trên cũng gặp phải một vài ý kiến trái chiều thắc mắc rằng: “Chẳng hiểu giáo viên dạy kiểu gì mà học sinh làm sai hết như thế?”.

Một bình luận trái chiều
Một bình luận trái chiều.

Phản ứng lại bình luận này, nhiều người cho rằng học sinh cấp một còn quá nhỏ để có thể nhớ hết các thành ngữ, tục ngữ dân tộc, không nên trách giáo viên và học sinh.

Theo Saostar.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.