Cuộc tấn công đầu tiên bằng F-16 sẽ diễn ra trong 48 giờ tới

GD&TĐ - Ukraine mới đây đã nhận được lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên từ các đồng minh NATO.

Cuộc tấn công đầu tiên bằng F-16 sẽ diễn ra trong 48 giờ tới

Sự kiện giao tiêm kích F-16 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, mang lại cho Kyiv những khả năng mới để đẩy lùi các cuộc tấn công và cải thiện năng lực phòng thủ. Tuy nhiên điều này đi kèm với một số thách thức cần phải tính đến.

F-16 là máy bay chiến đấu đa chức năng có tính cơ động cao và được trang bị hệ thống vũ khí, điện tử hiện đại. Việc chúng được đưa vào phục vụ có thể tăng cường đáng kể sức mạnh hàng không của Ukraine.

Trong 48 giờ tới, Không quân Ukraine có kế hoạch bắt đầu sử dụng F-16 để tấn công các vị trí của Nga, điều này dự báo làm thay đổi đáng kể động lực của cuộc giao tranh.

Các loại vũ khí chính mà F-16 Ukraine có thể sử dụng bao gồm:

Tên lửa không đối không dẫn đường:

AIM-120 AMRAAM là tên lửa tầm trung có đầu dẫn radar chủ động, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên không ở tầm xa.

AIM-9 Sidewinder là tên lửa hồng ngoại tầm gần, được thiết kế để tấn công các mục tiêu cơ động trên không.

Tên lửa không đối đất có điều khiển:

AGM-65 Maverick là tên lửa dẫn đường không đối đất chiến thuật, được thiết kế để tiêu diệt xe bọc thép, công sự và các mục tiêu mặt đất khác.

AGM-88 HARM là tên lửa chống bức xạ, được thiết kế để tiêu diệt các trạm radar và hệ thống phòng không của đối phương.

Bom:

GBU-12 Paveway II là loại bom dẫn đường bằng laser, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao.

JDAM là bộ trang bị cho bom thông thường, việc tích hợp hệ thống dẫn đường vệ tinh cho phép chúng được chuyển đổi thành đạn dẫn đường có độ chính xác cao.

Pháo tự động:

M61 Vulcan là pháo 20 mm 6 nòng với khối nòng xoay, được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên không và mặt đất ở cự ly gần.

000_1k275a_d5f_0.jpg
Tiêm kích F-16 Ukraine đã sẵn sàng tham chiến.

Một trong những vấn đề chính Ukraine phải đối mặt là đào tạo phi công lái F-16. Bất chấp thực tế là nhiều quân nhân đã được đào tạo ở nước ngoài, trong đó có Mỹ, rào cản ngôn ngữ và yêu cầu làm chủ công nghệ mới vẫn cần có thời gian.

Vấn đề cũng liên quan đến việc cung cấp phụ tùng thay thế và bảo trì, những yếu tố quan trọng để duy trì khả năng chiến đấu của máy bay mới.

Việc sử dụng F-16 sẽ làm tăng đáng kể khả năng chiến đấu của Lực lượng Vũ trang Ukraine, nhưng cũng phải tính đến những rủi ro. Phía Nga có các hệ thống phòng không mạnh mẽ như S-400 và S-300, đủ sức chống lại các cuộc tập kích đường không một cách hiệu quả.

Để vận hành thành công F-16, các phi công Ukraine không những cần năng lực kỹ thuật mà còn bao gồm sự phối hợp với lực lượng mặt đất và khả năng tác chiến điện tử.

Ukraine có khả năng nhận thêm hàng chục tiêm kích F-16C Barak-1 từ Israel.
Theo Avia-pro

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng cùng người dân Yên Bái xuyên đêm canh lũ.

Người dân Yên Bái trắng đêm canh lũ

GD&TĐ - Tính đến sáng 9/9, bão số 3 đã làm 3 người chết, 4 người bị thương, nước sông dâng cao liên tục khiến người dân Yên Bái trắng đêm canh lũ.

Cổng Trời - Hoành Sơn Quan tọa lạc trên đỉnh Đèo Ngang (xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ảnh: Phượng Vũ.

Cổng Trời 200 tuổi trên đỉnh Đèo Ngang

GD&TĐ - Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, thuộc ranh giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, người dân địa phương thường gọi di tích trên là 'Cổng Trời'.

Khắp Firozabad, đâu đâu cũng có người bán vòng tay thủy tinh. Ảnh: Bbc.com

Độc đáo nghề lọc vàng từ rác

GD&TĐ - Firozabad (Ấn Độ), 'kinh đô buôn bán vòng tay thủy tinh', xuất hiện một nghề không ai ngờ tới là lọc vàng từ rác sản xuất vòng tay.

Nhân lực ngành cầu đường cần bổ sung để thực hiện mục tiêu từ nay đến hết năm 2025 hoàn thành 3.000km đường cao tốc. Ảnh minh họa: TG

'Khát' kỹ sư cầu đường

GD&TĐ - Quy mô vốn Nhà nước đầu tư cho hạ tầng đang tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xây dựng.