Cuộc sống muôn màu

GD&TĐ - Các thành viên nhóm bảo vệ thiên nhiên Bicho D’Agua (Brasil) vừa phát hiện xác một con cá voi lưng gù con tại khu rừng phía Đông Bắc quốc gia này. 

Cuộc sống muôn màu

Xác cá voi… trong rừng

Theo lẽ thông thường, cá voi lưng gù phải sống trong nước biển bao quanh châu Nam cực. Có lẽ con cá voi lưng gù này đã bơi theo dòng thủy triều và sau đó mắc kẹt giữa rừng gần biển. Các nhà sinh học Brasil đang nghiên cứu xác con cá voi để tìm hiểu xem tại sao nó bị chết.

Phát hiện 300.000 thiên hà mới

Các nhà khoa học quốc tế vừa hoàn thành bản đồ vùng trời phía Nam bán cầu, trong đó có tới 300.000 thiên hà mới được phát hiện.

Để tạo ra bản đồ, các nhà khoa học đã sử dụng kính viễn vọng LOFAR – chiếc kính có khả năng phát hiện nguồn ánh sáng mà các kính viễn vọng truyền thống khác không quan sát được. Dự án tạo lập bản đồ nói trên có sự tham gia của 200 nhà khoa học từ 18 quốc gia.

Bản đồ chứa lượng dữ liệu khổng lồ, tương đương lượng dữ liệu trong 10 triệu đĩa DVD.

AI chẩn đoán bệnh

Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc vừa phát triển hệ thống học sâu (deep learning - một phạm trù nhỏ của lĩnh vực máy học; deep learning tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến mạng thần kinh nhân tạo), có khả năng giúp đỡ các bác sĩ trong chẩn đoán bệnh chính xác.

Nghiên cứu cho thấy, trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận biết được những hệ thống mà con người không thể phân biệt được. Trí tuệ nhân tạo có thể chẩn đoán bệnh hen phế quản chính xác tới 90%, (độ chính xác khi bác sĩ chẩn đoán giao động trong khoảng 80 - 94%), chẩn đoán bệnh dạ dày chính xác tới 87% (độ chính xác khi bác sĩ chẩn đoán: 82% - 90%).

Theo Geekweek, Interia, Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ