Cuộc sống muôn màu

GD&TĐ -

Cuộc sống muôn màu

Trí tuệ nhân tạo nhận diện nhà lập trình

  • Mỗi người đều có phong cách viết của riêng mình. Tương tự như vậy, các nhà lập trình cũng để lại những dấu vết đặc trưng trong mật mã được tạo ra bởi các chương trình điện toán mà họ viết. Một số nhà khoa học ở Đại học Drexler và Đại học George Washington (Mỹ) đã phát triển thuật toán tiên tiến, có khả năng nhận diện nhà lập trình trên cơ sở mật mã do họ viết. Trong một thử nghiệm gần đây, hiệu quả nhận diện đạt tới 85%.
  • Các nhà khoa học cho biết, trí tuệ nhân tạo do họ phát triển có thể giúp phát hiện tác giả của những chương trình điện toán độc hại.

Công nghệ thực tế ảo giúp huấn luyện nhân viên

Thực tế ảo (VR) ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Nó được ứng dụng ngày càng nhiều trong giáo dục cũng như trong công nghiệp thông minh. Một trong những ví dụ về ứng dụng VR là sự kiện Tập đoàn xăng dầu ORLEN (Ba Lan) sử dụng VR để huấn luyện nhân viên. Quá trình huấn luyện sẽ diễn ra trên hệ thống bơm dầu ảo với công nghệ 3D tích hợp trong VR. Các nhân viên sẽ sử dụng thiết bị mô phỏng để thực hiện các thao tác theo kịch bản cho trước.

Tên lửa mới đáp ứng linh hoạt các sứ mệnh vũ trụ

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Tập đoàn Ariane Group (Pháp) chế tạo loại tên lửa đẩy mới, gọi là Ariane 6, nhờ đó các kỹ sư có thể nhanh chóng mở rộng các hệ thống lắp đặt trong vũ trụ. Tên lửa đẩy Ariane 6 được sản xuất trong 2 phiên bản, cụ thể là 62 và 64, đáp ứng linh hoạt từng sứ mệnh vũ trụ. Các tên lửa mới sẽ thay thế tên lửa công nghiệp vũ trụ Ariane 5 của châu Âu, vốn đang thực hiện các chuyến bay lên quỹ đạo từ 20 năm nay. Chuyến bay đầu tiên của Ariane 6 dự kiến diễn ra vào năm 2020.

Theo Interia; Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Động lực nâng cao chất lượng

GD&TĐ - Mùa tuyển sinh 2024, ĐHQG TPHCM tiếp tục dành từ 5% đến tối đa 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển theo quy định của đại học này.