Cuộc đời, hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bài học trong sách giáo khoa hiện hành

GD&TĐ - Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị, sớm xem xét đưa vào chương trình giáo dục phổ thông đối với bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”, thông qua đó kịp thời tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ.

Ảnh tư liệu/INT
Ảnh tư liệu/INT

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang thực hiện ở lớp 7 - 12 năm học 2021 - 2022 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu thực hiện ở lớp 6 từ năm học 2021 - 2022 đã có nhiều nội dung bài học trong sách giáo khoa và chủ đề trong Chương trình đề cập đến cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các mức độ khác nhau.

Do vậy, Bộ GD&ĐT không thể đưa vào trong chương trình giáo dục phổ thông bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”. Do đó, bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình” có thể giới thiệu để học sinh nếu có điều kiện xem phim thông qua đó kịp thời tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chiếc xe đưa đón học sinh bị lật khiến nhiều người bị thương.

Lật xe đưa đón học sinh ở Gia Lai

GD&TĐ - Xe chở khoảng 20 học sinh các trường THCS và THPT ở Gia Lai bị lật khiến nhiều em bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Khi thấy con đổ lỗi, cha mẹ cần đồng hành giúp con hình thành kỹ năng nhận trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Toàn.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, không đổ thừa

GD&TĐ - Trong hành trình trưởng thành của con trẻ, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Việc dạy trẻ tự nhận lỗi, không đổ thừa cho người khác sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau này.