Cuộc “đối đầu” giữa Thủ tướng Israel David Ben-Gurion và Tổng thống Mỹ John F. Kennedy

GD&TĐ - Ôm mối bận tâm về vũ khí hạt nhân cho Israel, mười một ngày sau khi từ chức, Ben-Gurion tuyên bố: “Tôi không biết một quốc gia nào khác (như Israel) mà các nước láng giềng có thể tuyên bố họ muốn kết thúc sự tồn tại của nó, và họ không chỉ nói, họ còn chuẩn bị cho việc này bằng mọi phương tiện sẵn có. 

Cuộc “đối đầu” giữa Thủ tướng Israel David Ben-Gurion  và Tổng thống Mỹ John F. Kennedy

Áp lực chồng lên áp lực

Chúng ta không được có ảo tưởng gì về những gì đã được tuyên bố ở Cairo, Damascus, Iraq... tất cả chỉ là ngôn từ. Tôi tin rằng khoa học có thể mang lại cho chúng ta những vũ khí phục vụ hòa bình, và ngăn chặn kẻ thù của chúng ta”.

Trong cuốn sách “Israel và bom” được phát hành bởi ĐH Columbia, Avner Cohen cũng viết: “Thấm nhuần bài học từ nạn Diệt chủng (do phát xít Đức gây ra với người Do Thái), Ben-Gurion đã quá lo ngại về an ninh dân tộc, và cho rằng Israel cần phải có thứ vũ khí giết người hàng loạt này để đảm bảo an ninh cho quốc gia. Thế giới quan của Ben-Gurion và cách điều hành chính phủ của ông ta đã định hình vai trò của ông ta trong quá trình hạt nhân của Israel”.

“Cohen cũng viết trong cuốn sách của mình về sự kiên quyết của Kennedy trong việc ngăn cản Israel sở hữu vũ khí hạt nhân như sau: “Không một Tổng thống Mỹ nào quan tâm nhiều đến nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân hơn John Fizgerald Kennedy. Ông tin rằng sự lan tràn của vũ khí hạt nhân sẽ làm cho thế giới đối mặt với nhiều hiểm nguy hơn, đồng thời làm giảm lợi ích của nước Mỹ... Một trong những ví dụ để Kennedy thể hiện quan điểm của mình là Israel”.

Nhận ra rằng Kennedy sẽ không thay đổi suy nghĩ của mình, Ben-Gurion tìm đến đồng minh mới là Trung Quốc. Cả hai nước khi đó đều rất quan tâm đến các chương trình hạt nhân. Thông qua trung gian Shaul Eisenberg, nhân viên của Rosenbaum Tibor - một đối tác chuyên buôn bán vũ khí và cung cấp dịch vụ kế toán của Mossad – Israel và Trung Quốc đã hợp tác để phát triển chương trình hạt nhân riêng của mình ngoài con mắt “kiểm soát” của Mỹ. Trong cuốn sách “Hạt giống của lửa” (Seeds of Fire), Thomas Gordon cũng viết rằng Mossad và CSIS (Cơ quan an ninh mật của Trung Quốc) đã không chỉ nhiều lần âm mưu ăn cắp bí mật quân sự Mỹ mà còn quan tâm cả tới các chương trình tình báo khác như phần mềm Promise của Bộ Tư pháp Mỹ. Nhiều người cho rằng “tiếng vang” của vụ ám sát Kennedy vẫn còn phản ánh tới tận ngày nay.

Kiên quyết theo đuổi con đường của mình, Israel xây dựng cơ sở hạt nhân Dimona. Khi Kennedy yêu cầu kiểm tra nhà máy này, thì dường như đoàn kiểm tra đã được tiếp cận với một nhà máy giả mạo, không chút dính líu tới hạt nhân.

Theo Tiến sĩ Gerald M.Steinberg, Giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Bar-Ilan Besa của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược ở Tel Aviv, thì “giữa những năm 1961 và 1963, chính quyền Kennedy đã gây áp lực với Ben-Gurion để buộc ông này phải cho thanh tra quốc tế vào Dimona và giải pháp vũ khí hạt nhân của Israel. Rõ ràng áp lực này không làm thay đổi chính sách của Israel, nhưng nó là một yếu tố góp phần vào sự từ chức của Ben-Gurion vào năm 1963”. Nhiều người cho rằng áp lực mà Kennedy gây ra đối với Ben-Gurion cũng chẳng khác gì những gì George Bush gây áp lực với Saddam Hussein sau này.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Diệu kỳ Điện Biên

GD&TĐ - Có thể nói trong chiến dịch Điện Biên Phủ, những đường chiến hào vây, đánh lấn đã trở thành kỳ tích huyền thoại.