Cuộc ‘cách mạng dinh dưỡng’ giúp tăng chiều cao cho học sinh tại các trường học Nhật Bản

GD&TĐ - Từ một quốc gia mà người dân có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới, chỉ sau vài thập kỷ, người Nhật đã bước vào top đầu Châu Á về chiều cao. Vậy người Nhật đã làm như thế nào để cải thiện “gen” của mình?

Sự thay đổi chiều cao của người Nhật.
Sự thay đổi chiều cao của người Nhật.

Trẻ em trên toàn thế giới hầu hết đều có bữa ăn trưa tại trường. Tùy từng quốc gia mà người ta lại có chế độ ăn, giờ giấc, thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, thực đơn dinh dưỡng của trẻ em Nhật Bản lại được coi như một tiêu chuẩn mà nhiều nước nên học tập.

Những con số biết nói

Những bằng chứng khảo cổ và ghi chép còn lại cho thấy, trong vòng 10.000 năm trước cuộc "cách mạng tăng chiều cao", người Nhật chỉ cao thêm đúng... 10cm. Nhưng chỉ trong vòng 25 năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, chiều cao của phụ nữ Nhật đã tăng 10,16cm.

Vào những năm 1990 chiều cao trung bình của một nữ sinh lớp 6 ở Nhật đã cao hơn 16cm so với các bé gái có cùng độ tuổi cuối thập kỷ 1940, trong khoảng những năm từ 1900-1968 chiều cao trung bình của các bé trai Nhật (14 tuổi) đã tăng lên 12,57cm. Theo báo cáo của Bộ sức khỏe và phúc lợi Nhật Bản thì vào những năm 1960 trẻ em 14-15 tuổi đã cao hơn cả cha mẹ mình.

Makiko Kouchi là một nhà nhân chủng học, người dẫn đầu đoàn nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu sinh học và công nghệ nhân sinh Nhật Bản cho biết: “Trong khoảng thời gian 20-30 năm qua, chiều cao trung bình của người Nhật tăng 5cm so với thế hệ sinh năm 1940-1960. Thể trạng nam giới không thay đổi mấy, còn phụ nữ Nhật thì cân nặng vẫn thế, trong khi chiều cao cải thiện, khiến họ ngày càng trở nên gầy gò”.

Chiều cao của người Nhật tăng lên đáng kinh ngạc sau mỗi 10 năm, còn tại nước ta chiều cao trung bình tăng không đáng kể so với các quốc gia khác. Từ “Nhật lùn” được dùng ở những năm 50 thế kỷ trước, giờ hầu như biến mất khi Nhật quyết tâm nâng chiều cao trung bình của người dân lên 10cm trong 40 năm, đạt mức 172cm với nam và 157cm với nữ tuổi trưởng thành.

Sự kiên quyết của chính phủ

Từ một quốc gia mà người dân có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới, chỉ sau vài thập kỷ, người Nhật đã bước vào top đầu Châu Á về chiều cao. Vậy người Nhật đã làm như thế nào để cải thiện “gen” của mình?

Bắt đầu từ năm 1946, chính phủ Nhật Bản đã kết hợp với các quỹ tư nhân, các công ty về chăm sóc sức khỏe tiến hành hàng trăm nghìn công trình nghiên cứu về thể trạng của người Nhật, các yếu tố về chiều cao, cân nặng, độ nhạy cảm với bệnh ung thư, kinh nguyệt phụ nữ, độ tuổi dậy thì… đề được đo đạc và tính toán một cách cẩn thận dể từ đó đưa ra một chiến lược phát triển chiều cao tổng thể cho toàn dân.

Năm 1954, Quốc hội Nhật Bản thông qua Luật Cấp dưỡng trong trường học, quy định việc đầu tư kinh phí và tiêu chuẩn thực hiện cấp dưỡng trong trường học. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản, năm 1975 tỉ lệ thực hiện cấp dưỡng trong trường tiểu học đạt 93%, đến năm 2012 đã đạt 99,2%.

Tiêu chuẩn dinh dưỡng trong bữa ăn cho học sinh được thay đổi nhiều lần, với thực đơn ngày càng phong phú, trong đó mỗi ngày một cốc sữa luôn là yêu bắt buộc do Bộ Giáo dục và Khoa học Nhật Bản đưa ra. Sữa bò được Chính phủ Nhật Bản xem là thực phẩm bổ sung canxi hoàn hảo nhất. Năm 1954, Nhật Bản đưa ra “Luật Phát triển ngành chế biến sữa”, nhằm thúc đẩy sản xuất các sản phẩm sữa trong nước.

Năm 1964, Bộ Giáo dục và Khoa học và Bộ Nông lâm Nhật Bản đã phối hợp xây dựng Sách lược cung cấp sữa trong trường học, tăng cường cung cấp sữa cho học sinh. Theo yêu cầu, các trường tiểu học và trung học mỗi năm cần cung cấp sữa trong 195 ngày, trong đó học sinh tiểu học mỗi ngày 200 ml sữa, học sinh trung học mỗi ngày 300 ml.

Năm 1952, Chính phủ Nhật Bản ban hành Luật Cải thiện chất lượng dinh dưỡng và việc điều tra tình trạng dinh dưỡng quốc dân được tiến hành mỗi năm một lần.

Cuộc "cách mạng" dinh dưỡng

Ở Nhật Bản, việc cấp dưỡng trong trường học được xem là một phần quan trọng trong công tác giáo dục (hình minh họa).

Ở Nhật Bản, việc cấp dưỡng trong trường học được xem là một phần quan trọng trong công tác giáo dục (hình minh họa).

Ở Nhật Bản, việc cấp dưỡng trong trường học được xem là một phần quan trọng trong công tác giáo dục. Năm 1946, trong điều kiện vật chất thiếu thốn nghiêm trọng, để bảo đảm dinh dưỡng cho thiếu niên nhi đồng, Chính phủ Nhật Bản đã khích lệ các trường học thực hiện cung cấp bữa trưa cho học sinh, trong đó thực phẩm cho học sinh bắt buộc phải phù hợp tiêu chuẩn dinh dưỡng của Chính phủ đưa ra và được các chuyên gia về dinh dưỡng chế biến.

“Cuộc cách mạng” dinh dưỡng được thực hiện song song giữa việc ban hành chính sách mới thúc đẩy toàn dân tăng cường dinh dưỡng và thực phẩm nhằm mục đích phát triển chiều cao, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức vóc và việc học tập áp dụng chế độ dinh dưỡng của các nước phương Tây.

Năm 1964, Nhật Bản đã xây dựng sách lược cung cấp sữa trong các trường học để các học sinh tiểu học và trung học được uống sữa tối thiểu 195 ngày/năm. Năm 1952, Nhật ban hành Luật Cải thiện chất lượng dinh dưỡng. Theo đó, tình trạng dinh dưỡng của quốc gia được điều tra mỗi năm một lần. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của giới trẻ đều được áp dụng khẩu hiệu “một ly sữa làm lành mạnh dân tộc”.

Bác sỹ Shikichi Nagamine - công tác ở Viện Dinh dưỡng quốc gia, Bộ Sức khỏe và Phúc lợi Nhật Bản trong những năm 60 của thế kỷ trước đã cho biết một trong những thay đổi lớn nhất trong chế độ dinh dưỡng của người Nhật là chuyển từ chế độ ăn gạo sang chế độ ăn của phương Tây. Bắt đầu từ năm 1947, bữa trưa của học sinh tiểu học được nhà trường phục vụ trong khẩu phần ăn bao gồm sữa bột, bột mì và thực phẩm đóng hộp. Theo số liệu điều tra năm 1966 thì mỗi người Nhật tiêu thụ khoảng 49,9mg canxi mỗi ngày so với chỉ 2mg vào năm 1949.

Nhà trường thường xuyên thanh tra theo dõi chế độ dinh dưỡng của trẻ một cách nghiêm ngặt (hình minh họa).

Nhà trường thường xuyên thanh tra theo dõi chế độ dinh dưỡng của trẻ một cách nghiêm ngặt (hình minh họa).

Bên cạnh các thực phẩm cơ bản là tinh bột, ngũ cốc, cá, rau thông thường, khẩu phần ăn của trẻ em Nhật được bổ sung thêm sữa, bơ, phomai, trứng, thịt… và giảm tiêu thụ chất béo. Nhờ đó mà chiều cao của người Nhật đã có sự nhảy vọt nhanh chóng, đặc biệt là trong giai đoạn 1960 – 1985.

Ngoài sữa, người Nhật còn tiêu thụ mạnh các sản phẩm từ sữa như phomat, bơ. Chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa sữa tới cơ quan, trường học, tới các máy bán hàng tự động ở trạm tàu hỏa.

Nhà trường thường xuyên thanh tra theo dõi chế độ dinh dưỡng của trẻ một cách nghiêm ngặt. Họ còn lên các thực đơn với năng lượng calo thích hợp cung cấp cho các bậc cha mẹ để họ chuẩn bị cho bữa sáng và bữa tối. Kiến thức về dinh dưỡng, liên tục tuyên truyền để toàn dân biết được yếu tố di truyền chỉ quyết định 23% chiều cao của trẻ, còn lại là do chế độ dinh dưỡng và yếu tố môi trường khác.

Tinh bột: Người Nhật luôn đảm bảo cung cấp lượng tinh bột chiếm 60% trong bữa ăn. Tinh bột cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp no lâu và hạn chế các nguy cơ về bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ máu, béo phì...

3 nhóm thực phẩm chứa tinh bột trong các bữa ăn của người Nhật như: khoai, ngũ cốc (lúa mì, ngô, yến mạch…), các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ…).

Vitamin và khoáng chất: Không những thế, chính phủ Nhật còn tận dụng triệt để những bữa trưa ở trường để cung cấp các đơn thuốc, vitamin & khoáng chất... nhằm thúc đẩy chiều cao của học sinh. Thậm chí có nhiều em nhỏ có thể trạng kém hơn bạn bè được nghỉ ngơi một chế độ riêng biệt, khác với các bạn trong lớp để gia tăng khả năng trao đổi chất.

Hàm lượng vitamin và khoáng chất cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày chiếm 25% khẩu phần ăn. Trong đó, bổ sung các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển chiều cao là vitamin D3, vitamin K2... Đây đều là ác vitamin giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, vận chuyển canxi vào xương giúp xương phát triển dài và chắc khỏe. Đặc biệt, tích cực bổ sung các khoáng chất thiết yếu đối với sự tăng trưởng của xương như canxi, protein, sắt, kẽm, mangan…

Chất đạm: Chất đạm rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào trong cơ thể và cho quá trình tăng chiều cao của trẻ. Mỗi ngày, trẻ cần được cung cấp 15% chất đạm trong tổng khẩu phần. Chất đạm có trong những thực phẩm như cá ngừ, mực, thịt bò, trứng...

Tích cực uống sữa: Bên cạnh đó, sữa là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là thức uống rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi - thành phần chính của xương. Canxi là thành phần cấu tạo nên xương, giúp xương phát triển nhanh và khỏe mạnh. Bởi vậy, chính phủ Nhật đã thực hiện kế hoạch “một ly sữa làm mạnh một dân tộc” để bổ sung vào khẩu phần ăn của giới trẻ. Đặc biệt các lớp mầm non tới cấp 2 đều được uống sữa lúc 10 giờ sáng hàng ngày.

Ngoài nguồn canxi từ sữa, người Nhật còn bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như cá, đậu, tôm, cua, rau xanh... để chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng hơn. Chính phủ Nhật còn thực hiện “giờ uống sữa” vào 10h sáng hằng ngày đối với học sinh mầm non cho đến cấp 2. Các bà mẹ ở Nhật từ khi mang thai hoặc đang chăm sóc con nhỏ đều được tham dự các lớp học miễn phí về cách chăm sóc con, cách chuẩn bị món ăn đầy đủ và cân bằng dưỡng chất.

Như vậy, cùng với giáo dục thể chất, cuộc cách mạng về dinh dưỡng mà cụ thể là thực đơn dành cho học sinh đã có tiến bộ vượt bậc, giúp cho trẻ em Nhật Bản có được chiều cao lý tưởng như ngày hôm nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ