Cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời?

GD&TĐ - Theo chuyên gia phong thủy Song Hà, việc cúng rằm nên tiến hành ở cả trong nhà và ngoài trời để tỏ lòng thành kính với Thần Phật, gia tiên,

Cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời?

Trong đó, mâm cúng quan thần sẽ được đặt ở ngoài trời còn mâm cúng gia tiên sẽ đặt ở trong nhà. Theo dân gian, gia chủ cần thực hiện việc cúng bái bên ngoài trời trước khi làm lễ cúng trong nhà.

Mâm cỗ cúng ngoài trời

Mâm cỗ cúng Lập Xuân ngoài trời bao gồm:

Mâm ngũ quả.

Hương (nên là 3 cây nhang to).

12 đĩa hoa đại diện 12 tháng trong năm.

Đèn/nến - 24 cây nến màu vàng hoặc màu đỏ (24 hũ nến sáp vàng hoặc đỏ) đại diện cho 24 Tiết Khí trong năm.

Trầu cau, muối gạo, trà rượu, quần áo mũ Thần Nông giấy, lưỡi liềm ( lưỡi hái) giấy.

Thủ lợn luộc hoặc gà trống luộc.

Xôi, bánh chưng.

Mâm cỗ cúng mặn trong nhà

Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng trên bàn thờ gia tiên là lễ mặn, thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành 10 món.

4 bát gồm: Canh măng, canh bóng, miến, mọc. 6 đĩa gồm: Thịt gà (có thể thay bằng thịt lợn), giò (chả), nem thính (hoặc món xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng), nước chấm.

Ngoài ra, mâm cỗ cúng của các gia đình thường không thể thiếu món cơm tẻ. Có cơm tẻ, mâm cỗ của gia đình sẽ “có nếp có tẻ”, tượng trưng cho sự hài hòa và sinh sôi, phát triển.

Hương hoa, tiền vàng, đèn nến, trầu cau và rượu trắng.

Mâm cúng bàn thờ Phật

Trên ban thờ Phật, lễ vật đều phải là đồ chay thanh đạm với số lượng không quá nhiều. Với mỗi món ăn, gia chủ chỉ cần bày trong đĩa, bát nhỏ hoặc vừa. Lễ vật thường gồm:

Hoa quả, chè, xôi

Món xào chay

Các món đậu

Canh măng nấm hoặc canh củ quả chay.

Bánh trôi nước.

Hương hoa, tiền vàng, đèn nến, trầu cau và rượu trắng.

* Thông tin mang tính tham khảo!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ