Cục Nghệ thuật biểu diễn nói gì về việc "cấm sóng" nghệ sĩ vi phạm đạo đức?

GD&TĐ - Một trong những vấn đề được quan tâm đề cập tại buổi họp báo ngày 28/10 là việc "cấm sóng" với những người làm nghệ thuật vi phạm đạo đức, có hành vi không đúng mực, vi phạm pháp luật.

Các nghệ sĩ vướng vào nghi vấn thiếu minh bạch trong quyên góp từ thiện thời gian vừa qua.
Các nghệ sĩ vướng vào nghi vấn thiếu minh bạch trong quyên góp từ thiện thời gian vừa qua.

Sáng 28/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thường kỳ quý 3, thông tin các nhiệm vụ đã đạt được và những nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021.

Về lĩnh vực Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn gặp khó khăn do tác động bởi dịch Covid-19. Xây dựng dự thảo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đang triển khai xét tặng giải thưởng, danh hiệu theo đúng quy định.

Hiện có 27/36 hồ sơ Giải thưởng Hồ Chí Minh và 147/211 hồ sơ Giải thưởng Nhà nước đủ điều kiện để trình Hội đồng cấp Nhà nước; 71/86 hồ sơ Nghệ nhân nhân dân và 600/684 hồ sơ Nghệ nhân ưu tú đủ điều kiện để trình Hội đồng cấp Nhà nước; 53 hồ sơ xét tặng NSND và 155 hồ sơ xét tặng NSƯT.

Hàng loạt hành xử thiếu suy nghĩ, lệch chuẩn của nghệ sĩ đã được VTV chỉ mặt điểm tên trong chương trình "Câu chuyện văn hoá" với chủ đề "Nghệ sĩ và văn hoá ứng xử".

Hàng loạt hành xử thiếu suy nghĩ, lệch chuẩn của nghệ sĩ đã được VTV chỉ mặt điểm tên trong chương trình "Câu chuyện văn hoá" với chủ đề "Nghệ sĩ và văn hoá ứng xử".

Tại cuộc họp báo, thông tin về việc "cấm sóng" với những người làm nghệ thuật vi phạm đạo đức, có hành vi không đúng mực, vi phạm pháp luật, ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, cho biết Cục đang xin ý kiến góp ý xây dựng cho dự thảo Quy tắc ứng xử chung của người làm nghệ thuật.

Tuy nhiên, ông Trần Hướng Dương khẳng định không có quy định "cấm sóng" với những người làm nghệ thuật vi phạm đạo đức, có hành vi không đúng mực, vi phạm pháp luật.

Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn nhấn mạnh bộ quy tắc chỉ đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí xem xét, cân nhắc sử dụng hình ảnh của người hoạt động nghệ thuật không thực hiện nội dung quy tắc ứng xử này chứ không hề có quy định "cấm sóng".

Quyền quyết định hoàn toàn thuộc về các cơ quan thông tấn báo chí.

Thêm nữa, bộ quy tắc không phải văn bản quy phạm pháp luật, chỉ là văn bản hướng dẫn hành vi đối với những người đang hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung.

Trả lời câu hỏi về quan điểm của Cục Điện ảnh trước đề xuất dừng chiếu hoặc rút giấy phép phim đối với tác phẩm có nghệ sĩ vi phạm đạo đức của đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà, bà Lý Phương Dung, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, cho rằng tác phẩm điện ảnh là tác phẩm có sự đóng góp của số đông nghệ sĩ. Việc đánh giá tác phẩm phải toàn diện, đánh giá sự đóng góp của từng nghệ sĩ trên mọi phương diện.

Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, vì vậy, để có quyết định dừng chiếu phim hay rút giấy phép, cần có đánh giá cẩn trọng trên cơ sở sự cống hiến của các nghệ sĩ khác, cũng như xem xét sự vi phạm cụ thể của cá nhân đó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.