Cúc họa mi vào mùa, người nông dân lao đao vì sức mua giảm

GD&TĐ - Cuối tháng 11 là thời điểm hoa cúc họa mi đang trong thời kỳ nở rộ. Tuy nhiên năm nay do dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp khiến người dân trồng cúc họa mi và các nhà vườn ở Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn.

Tháng 11, thời điểm cúc họa mi nở rộ, cũng là thời gian người nông dân trồng hoa tất bật thu hoạch.
Tháng 11, thời điểm cúc họa mi nở rộ, cũng là thời gian người nông dân trồng hoa tất bật thu hoạch.

Cúc hoạ mi vào mùa

Theo những người trồng hoa lâu năm tại Hà Nội, trước đây cúc họa mi chỉ là loài cây mọc dại, ít hộ trồng, thường được trồng xen canh với hoa đào. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây loại hoa này đã được nhiều người ưa chuộng để chụp ảnh, trang trí, có sức tiêu thụ mạnh nên bà con và nhà vườn bắt đầu trồng nhiều, nhiều người ươm giống bán theo thời vụ.

Cúc họa mi thường được người dân trồng theo 2 phương thức là luống riêng và xen canh với hoa đào. Để hoa nở đúng độ và để có những vườn cúc họa mi trắng xinh, người dân thường bắt đầu gieo trồng từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, đều cho thu hoạch cùng thời điểm là khoảng cuối tháng 11 khi thời tiết chuyển lạnh do bắt đầu vào đông.

Cúc hoạ mi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng rất riêng của Hà Nội vào tháng 11.
Cúc hoạ mi từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng rất riêng của Hà Nội vào tháng 11.
Cuối tháng 11, khi những cơn gió lạnh đầu mùa tràn về, cũng là lúc những bông cúc họa mi trắng muốt bắt đầu nở rộ.
Cuối tháng 11, khi những cơn gió lạnh đầu mùa tràn về, cũng là lúc những bông cúc họa mi trắng muốt bắt đầu nở rộ.
Đầu tháng 11 đến đầu tháng 12 cũng là thời điểm bà con nông dân trồng hoa bắt đầu thu hái cúc họa mi.
Đầu tháng 11 đến đầu tháng 12 cũng là thời điểm bà con nông dân trồng hoa bắt đầu thu hái cúc họa mi.

Người trồng hoa cho biết, so với các loại cây trồng khác, cúc họa mi không cần chăm sóc phức tạp, hạt giống có thể để dành sang mùa năm sau gieo trồng tiếp, kỹ thuật đơn giản lại cho thu nhập cao, vụ hoa ngắn, nên rất được nông dân ưa trồng, chú ý chăm sóc để hoa có kích thước lớn, cánh hoa dày, màu lá đẹp, bán được giá cao.

Các tiểu thương cho biết, thời gian cúc họa mi nở rộ và đẹp nhất chỉ trong vòng khoảng 2 đến 3 tuần. Chính vì vậy nên mọi năm tuy giá thành loại hoa này luôn cao hơn so với nhiều loại cúc khác nhưng vẫn được rất nhiều người mua săn đón và vẫn bán rất chạy.

Không chỉ dừng lại ở đó, do cúc họa mi từ khi nở hoa cho đến khi thu hoạch chỉ trong khoảng thời gian ngắn nên các vườn cúc hoạ mi từ lâu đã trở thành điểm tham quan chụp ảnh lý tưởng của các bạn trẻ nói chung và những người yêu hoa cúc họa mi nói riêng.

Mọi năm, từ đầu tháng 11 đến tháng 12, các vườn hoa cúc hoạ mi luôn là địa điểm thu hút đông đảo khách đến du lịch, tham quan, chụp ảnh. Nhờ vậy mà ngoài việc bán hoa, người trồng hoa còn có thêm nguồn thu nhập đáng kể nhờ dịch vụ chụp ảnh trong vườn hoa, kèm theo đó là các dịch vụ đi kèm như trang điểm, thuê trang phục, dịch vụ ăn uống… Với các dịch vụ như vậy, ước tính doanh thu một ngày của các nhà vườn có thể lên đến cả triệu đồng.

Cúc họa mi vào mùa, người nông dân lao đao vì sức mua giảm ảnh 4
Những người nông dân trồng hoa thường thu hoạch cúc hoạ mi từ 3 giờ sáng để giữ hoa tươi lâu, dễ bán được giá cao, đồng thời để kịp cung cấp cho người bán hoa và lái buôn.
Những người nông dân trồng hoa thường thu hoạch cúc hoạ mi từ 3 giờ sáng để giữ hoa tươi lâu, dễ bán được giá cao, đồng thời để kịp cung cấp cho người bán hoa và lái buôn.
Cúc họa mi vào mùa, người nông dân lao đao vì sức mua giảm ảnh 6
Hàng năm, hoa cắt ra tới đâu thường được thương lái thu mua tới đó.
Hàng năm, hoa cắt ra tới đâu thường được thương lái thu mua tới đó.
Cúc họa mi vào mùa, người nông dân lao đao vì sức mua giảm ảnh 8
Mỗi bó hoa từ 5 đến 7 cành được bó cẩn thận bằng dây lạt mềm để cành không bị tổn thương, giúp hoa giữ được vẻ đẹp vốn có.
Mỗi bó hoa từ 5 đến 7 cành được bó cẩn thận bằng dây lạt mềm để cành không bị tổn thương, giúp hoa giữ được vẻ đẹp vốn có.

Người dân trồng hoa lao đao

Hiện nay, cúc họa mi được trồng nhiều tại hai làng hoa lớn là Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) và Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Trồng hoa là nghề tạo ra nguồn thu nhập chính cho hàng trăm hộ dân nơi đây. 

Mọi năm, khi cúc hoạ mi bước vào chính vụ cũng là lúc người dân tại đây tất bật thu hoạch và mua bán cúc hoạ mi. Tuy nhiên khác với mọi năm, không khí mua bán cúc họa mi tại hai làng hoa lớn nhất Hà Nội năm nay lại khá trầm lắng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

Khung cảnh những người nông dân đang tất bật thu hoạch trên các ruộng hoa.
Khung cảnh những người nông dân đang tất bật thu hoạch trên các ruộng hoa.
Cúc họa mi vào mùa, người nông dân lao đao vì sức mua giảm ảnh 11
Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên năm nay người trồng cúc họa mi không thể tránh khỏi cảnh lao đao.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên năm nay người trồng cúc họa mi không thể tránh khỏi cảnh lao đao.

Năm nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ngay đúng thời điểm cúc hoạ mi vào mùa khiến bà con các làng hoa Hà Nội điêu đứng. Thương lái mua số lượng ít hơn đáng kể so với mọi năm, lượng mua của người dân cũng giảm hẳn, khiến người dân trồng hoa rơi vào cảnh khó khăn suốt nhiều tháng liền.

Những hộ dân trồng hoa lâu năm cho biết vì đến thời điểm thu hoạch thì thời tiết năm nay không thuận lợi, dịch bệnh bùng phát trở lại nên lượng hoa bán được rất ít, sức mua giảm hẳn so với các năm trước làm giá hoa cũng giảm theo, chưa kể tình hình bán lẻ năm nay cũng ế ẩm do tâm lý e ngại của người dân trước tình hình dịch Covid-19 khiến những người bán lẻ cũng không dám nhập hoa với số lượng lớn vì sợ lỗ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ