* Ông Lục Hải Xuyến – Phó Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Bắc Quang (Hà Giang): Đổi mới về công tác phân cấp trong lĩnh vực giáo dục.
Đây là điều mà tôi đặc biệt ấn tượng và rất đáng ghi nhận trong quá trình đổi mới của ngành Giáo dục trong thời gian vừa qua.
Có thể nói, trong những năm gần đây, công tác phân cấp, quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Giáo dục đã có nhiều đổi mới mang tính “đột phá”.
Cụ thể Bộ GD&ĐT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 115/2010/NĐ-CP, ngày 24/12/2010 Quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục.
Nghị định đã phân công, phân cấp và xác định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao.
Trên cơ sở quy định tại Nghị định, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nước về lĩnh vực giáo dục tại cơ sở đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu lực quản lý cũng như nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong đó phải kể đến việc áp dụng thi tuyển vào các chức danh quản lý các đơn vị trường học (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng); việc tổ chức thi tuyển vào chức danh quản lý đã cho thấy nhiều ưu điểm rõ rệt so với tuyển chọn cán bộ quản lý truyền thống đó là mở rộng tầm lựa chọn, nhất là với người trẻ.
Tuyển công khai, giúp người trúng tuyển nâng cao mức độ tín nhiệm đối với cơ quan, đơn vị; tăng thêm tính khoa học của chế độ tuyển chọn, thúc đẩy xuất hiện nhiều người có năng lực và phẩm chất tốt, phù hợp với vị trí thi tuyển; tăng cường giám sát dân chủ.
Trong thực tế khi năng lực quản lý điều hành của không ít cán bộ chưa cao, đồng thời khả năng dự báo còn nhiều hạn chế, xử lý công việc thiếu linh hoạt,… Thì công tác thi tuyển góp phần hạn chế dần quan niệm “Sống lâu lên lão làng” để sử dụng người hợp lý hơn.
Trên cơ sở nội dung quy định tại Nghị định 115, Các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục đã chủ động hơn trước rất nhiều.
* Ông Và Bá Chịa – xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn, Nghệ An): Giáo dục vùng khó đã được thay đáng kể
Là một cử tri vùng sâu, vùng xa nhất của tỉnh Nghệ An, tôi thấy đời sống giáo dục của con em chúng tôi đã được thay đổi đáng kể. Trẻ em thích đi học hơn, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của sự học.
Tất cả những điều đó đều nhờ vào những chủ trương, chính sách thiết thực của ngành Giáo dục đối với con em vùng khó như: Miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, kiên cố hóa trường lớp v.v…
Mấy ngày qua, tôi thấy con tôi tíu tít kể chuyện với bố mẹ rằng, đi học vui hơn ở nhà. Lân la câu chuyện tôi mới biết: Trường của con tôi học đang áp dụng theo mô hình trường học mới.
Thế nên các em rất vui vẻ đến trường, được phát huy năng lực cá nhân và bị áp lực về điểm số. Đặc biệt các con tự hơn rất nhiều trong giao tiếp
Thú thật trước đây tôi cũng lo lắng, được điểm cao thì không sao còn nếu các con bị điểm kém chỉ sợ chúng chán nản rồi bỏ học. Đặc biệt nhược điểm của con em vùng dân tộc chúng tôi là nhút nhát, giao tiếp kém và thiếu tự tin.
Thế nhưng mọi chuyện bây giờ đã khác, các con rất thích đến trường, hoạt ngôn hơn và tự tin hơn.
Vì vậy tôi mong rằng, Bộ GD&ĐT nên tiếp tục quyết tâm thực hiện các chủ trương đổi mới đối với giáo dục vùng khó để con em chúng tôi mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.