Cử tri ghi nhận nỗ lực của ngành Giáo dục

GD&TĐ - Sáng 20/5, ông Trần Thanh Mẫn – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo trước Quốc hội về ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Theo đó, cử tri, nhân dân ghi nhận những nỗ lực của ngành giáo dục trong thời gian qua.

Ông Trần Thanh Mẫn báo cáo trước Quốc hội
Ông Trần Thanh Mẫn báo cáo trước Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Bộ GD&ĐT đã quan tâm chấn chỉnh, nâng cao đạo đức, tác phong và phương pháp làm việc cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, giảm áp lực cho giáo viên và học sinh.

Tuy nhiên, một số quy định của ngành Giáo dục và chính quyền địa phương vẫn còn bất cập, việc “chạy theo thành tích” vẫn tồn tại; các vụ “bạo lực học đường” liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi ; sự thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường và thiếu quyết liệt trong xử lý các vi phạm của cơ quan chức năng gây bức xúc trong Nhân dân.

Đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục có giải pháp hữu hiệu khắc phục các yếu kém đó; các ngành, các cấp, các địa phương và toàn xã hội cùng chung tay với ngành giáo dục, góp phần tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Ngoài ra, cử tri, nhân dân quan tâm, theo dõi ghi nhận việc Bộ Công an, Bộ GD&ĐT, các cơ quan chức năng đã kiên quyết điều tra, xử lý các vụ gian lận điểm thi ở các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La .

Đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, nhất là những cán bộ, công chức là lãnh đạo, quản lý để lấy lại niềm tin của Nhân dân.

Đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát những hạn chế và khắc phục kịp thời những “lỗ hổng” trong quy chế thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, chủ động ngăn chặn gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và những năm tiếp theo.

Trong quý I/2019, trên toàn quốc có 310 vụ bạo lực học đường, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT; trong giai đoạn 2010-2018, có 7.735 học sinh, sinh viên vì đánh nhau bị xử lý kỷ luật, so với 10 năm trước, số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần (Theo thống kê của ngành công an).

Theo kết quả chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT: tỉnh Hà Giang có 330 bài thi của 114 thí sinh có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố; tỉnh Sơn La có 44 thí sinh với 95 bài thi trắc nghiệm và 2 bài thi Ngữ văn có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố; tỉnh Hòa Bình có 56 thí sinh với 140 bài thi trắc nghiệm có điểm chấm thẩm định thấp hơn so với điểm thi đã công bố trước đây. Trong đó, thí sinh có tổng điểm các bài thi được nâng lên nhiều nhất là 26,45, bài thi được nâng lên nhiều nhất là 9,25 điểm (Báo cáo của Bộ GD&ĐT).

Bình luận

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

Vua chúa Việt ăn Tết thế nào?

GD&TĐ - Độc giả tò mò muốn biết thời xưa, vua chúa nước Việt ăn, chơi Tết thế nào có thể tìm hiểu trong cuốn “Tết chốn vàng son” của tác giả Lê Tiên Long.