Cụ ông suýt gặp "thần chết" vì dùng mật ong lâu năm

GD&TĐ - Lâu nay, người ta vẫn cho rằng, mật ong để càng lâu thì sẽ phát sinh nhiều công dụng thần kì, tuy nhiên sự thật lại trái ngược hoàn toàn. Bằng chứng là cụ ông gần 80 tuổi đã suýt gặp "thần chết" khi dùng loại mật ong này.

Cụ ông suýt gặp "thần chết" vì dùng mật ong lâu năm
Mật ong rừng đã và đang trở thành sản phẩm hot được săn lùng rộng rãi bởi công dụng chữa bệnh thần kỳ và là phương thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Bên cạnh đó, mật ong được sử dụng trong việc chế biến các món ăn, làm đẹp. Đây được xem là một món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Chính vì thế mà hầu hết trong các gia đình thời xưa, đều có mật ong dự trữ để trong nhà.
Cụ ông suýt gặp "thần chết" vì dùng mật ong lâu năm ảnh 1
Mật ong chỉ có hạn sử dụng trong vòng 2 năm.

Chính vì vậy việc dùng mật ong để chữa bệnh cũng không còn quá xa lạ. Đặc biệt mật ong được biết đến như một vị thuốc điều trị hữu hiệu khi bị ho. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng mật ong có hiệu quả rất tốt trong việc trị ho khi đem so sánh với nhiều loại thuốc được kê đơn khác. Mật ong có thuộc tính kháng khuẩn rất mạnh, giúp làm dịu cổ họng và tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Đối với người bị ho, thậm chí kể cả trẻ nhỏ, chỉ cần trộn 1 muỗng canh mật ong với một ít nước ép chanh tươi và uống dung dịch này đều đặn sẽ chữa được bênh ho một cách nhanh chóng.

Đa phần chúng ta đều cho rằng mật ong rừng có thể để mãi mà không hỏng, thậm chí để càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế thứ gì cũng có hạn sử dụng của nó, và hạn sử dụng của mật ong rừng chỉ trong vòng 2 năm, để quá thời gian này mật sẽ bị thay đổi, giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí gây hại.

Theo lời cụ ông gần 80 tuổi, suốt 2 tháng cụ bị ho, uống mọi thứ thuốc đều không khỏi. Được người ta mách bảo, cụ đã dùng mật ong được phân phối từ thời bao cấp để dành đã 23 năm, phối hợp với 10 vị nữa như: xuyên bối mẫu, bách bộ, mạch môn, cát cánh, tỳ bà diệp... và đặc biệt là trần bì (vỏ quýt của nhà phơi khô để dành đã được 4 năm) được con dâu là dược sĩ chiết xuất bằng cồn 700, rồi chiết lại bằng nước, để chế thuốc này.

Kết quả là bệnh ho hết chỉ sau 10 ngày. Tuy nhiên, bệnh ho thì thuyên giảm một cách rõ rệt nhưng rốt cuộc lại nảy ra căn bệnh khác đáng sợ hơn nhiều. Khi kiểm tra các chỉ số huyết học về gan và thận của cụ cho thấy, gan (GOT=25, GPT=16); thận (creatinin= 107,2 umol/l) bình thường. Tuy nhiên, phiếu kết quả xét nghiệm máu thì gan (GOT=30, GPT=26) bình thường; thận: (creatinin: 120,6 umol/l) cao hơn bình thường một chút. Thận: (creatinin 136,4 umol/l); bác sĩ ghi kết luận: suy thận độ 1.

Cụ ông suýt gặp "thần chết" vì dùng mật ong lâu năm ảnh 2

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong mật ong có chất Hydroxy Methyl Furfurol (viết tắt là HMF) là một chất độc, do nhiệt độ làm mất nước của fructose sinh ra khi bảo quản mật ong ở nhiệt độ trên 30oC, nhiệt độ cao trên 60oC thì tốc độ sinh HMF càng lớn.

Thử độ độc hại của HMF trên động vật thí nghiệm thấy ở hàm lượng HMF 200mg/kg làm ong chết, chuột bị biến đổi gen, tăng tỉ lệ ung thư. Còn ở Việt Nam, ngay đến tiêu chuẩn quốc gia là Dược điển VN VI 2009 cũng không có chỉ tiêu HMF, huống hồ là các cụ lương y chưa biết là phải.

Có thể khẳng định, câu chuyện của cụ ông là bằng chứng sống cho chúng ta thấy, không nên tiếc của mà dùng mật ong rừng để lâu ngày. Ngoài ra, lưu ý rằng cách bảo quản mật ong sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của mật mà người dùng sử dụng. Người dùng nên bảo quản mật ong trong những chiếc lọ đậy kín, để ở chỗ tối và mát. Nếu với thời tiết nắng nóng ngày càng khắc nghiệt, việc dự trữ và lưu giữ mật ong trong thời gian dài sẽ rất dễ sản sinh ra chất HMF. Dự trữ càng lâu, hàm lượng HMF càng tăng cao, gây độc cho thận. Chính vì vây, cần thận trọng khi sử dụng mật ong để lâu năm, sẽ sinh chất độc hại thận.

Một số cách để nhận biết mật ong đã hết hạn sử dụng:

Bằng màu sắc: Mật ong bình thường có màu vàng, để càng lâu màu càng chuyển sậm về đen, khi thấy mật chuyển màu thì nên bỏ đi.

Bằng cách ngửi: Mật ong để lâu sẽ không còn hương thơm ngọt đặc trưng nữa mà có vị đắng hoặc cay, khi ngửi cảm thấy vô cùng khó chịu.

Bằng cách nếm: Mật ong bình thường có vị ngọt xen lẫn chút chua, trong đó vị ngọt là chủ yếu. Càng để lâu, vị ngọt càng giảm và vị chua tăng lên, một số trường hợp mật có thêm vị cay do lên men. Khi độ chua còn chấp nhận được thì mật ong tuy không còn được khuyến khích để pha uống nhưng vẫn có thể sử dụng cho các món ăn; nhưng lâu hơn nữa, khi mật đã lên men, thấy trên bề mặt có bọt trắng, ngửi có mùi cay của rượu thì không nên dùng nữa.

Theo VietQ.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều trẻ em Anh phải học trong các lớp học xuống cấp, sàn nhà sụp lún.

Trường học Anh xuống cấp

GD&TĐ - Báo cáo mới đây của tờ The Guardian cảnh báo hơn 1,5 triệu trẻ em tại Anh đang học trong những ngôi trường xuống cấp nghiêm trọng...

Minh họa/INT

Những ngày rối ren

GD&TĐ - Ngay khi Hàn Quốc bước vào năm mới 2025, Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Sukyeol ra tuyên bố 'sẽ chiến đấu đến cùng' chống lại lệnh bắt giữ.