Cụ ông 78 tuổi khóc tu tu đón vợ từ bệnh viện trở về

GD&TĐ - Những ngày bà nằm viện điều trị vì bị nhồi máu cơ tim, cụ ông 78 tuổi lo lắng, tự tay viết thư cho bà để động viên. Đến khi bà từ viện trở về, gặp bà, ông chẳng nói được lời nào chỉ khóc tu tu như một đứa trẻ...

Cụ ông 78 tuổi khóc tu tu đón vợ từ bệnh viện trở về

Đó là câu chuyện cảm động về một cụ ông sau khi chứng kiến cụ bà vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh từ bệnh viện trở về nhà đã ôm vợ rất lâu chỉ khóc không nói lời nào đang được dân mạng chia sẻ rần rần trên các trang mạng xã hội.

Câu chuyện được chia sẻ kèm những hình ảnh cùng đoạn video ghi lại cảnh ông cụ ôm bà khóc tu tu khi thấy bà từ viện về. Câu chuyện được cô cháu ngoại Phạm Huỳnh Anh Khuê (21 tuổi, quê Bình Phước) ghi lại và đăng tải lên mạng xã hội khiến bất cứ ai chứng kiến cũng cảm động rơi nước mắt.

Theo lời kể của cô cháu ngoại, cụ ông trong đoạn clip này năm nay đã 78 tuổi, cụ bà 71 tuổi, hai ông bà đều sống tại Bình Phước.

Anh Khuê cho biết, thời gian trước bà ngoại của cô bị ốm phải nhập viện điều trị, ông cô đã vô cùng lo lắng rồi. Anh Khuê viết: “Hãy yêu thương những người bên cạnh như thể hôm nay là ngày cuối. Dạo này câu này hay chạy trong đầu mình, nhắc mình phải quan tâm ông bà, ba mẹ, gia đình hơn nữa.

Chả là vài ngày trước bà ngoại mình vừa bị nhồi máu cơ tim, may là ba mẹ mình nhà sống gần ông bà. 9h tối ông gọi mẹ hốt hoảng “nhanh lên mẹ mày sắp “đi” rồi này!” Ba mẹ đến ngay đưa bà đi cấp cứu. Mẹ kể là lúc xuống nhà, bà đang khó thở lắm, đứng hay ngồi cũng không xong, đang ngồi ngả dựa còn ông thì ôm đỡ bà, mặt, môi bà tái đi hết cả.

Sơ cứu, cấp cứu vào thời điểm vàng nên bà không sao cả, chỉ là đặt thêm 1 stent vào tim, nằm bệnh viện 4-5 ngày là về rồi. Ông ở nhà mò máy tính bảng ipad gọi cuộc gọi hình ảnh facetime lần đầu tiên cho mình bảo ở nhà buồn quá, chỉ có 2 con chó mập chơi với ông thôi (không phải mình không gọi về cho ông, mà điện thoại với iPad mọi người mua cho, ông toàn tắt nguồn tắt wifi, ông cần ông mới gọi mọi người).

Ông còn gọi cho dì lo lắng “chắc bả không qua khỏi”. Vì tối hôm đó diễn biến tệ quá mà!

Vậy là đến ngày bà về nhà, ông mình từ khi mình biết nhớ đến giờ có bao giờ “yếu đuối” thế này đâu chứ! Toàn làm “lạnh lùng man” (người đàn ông lạnh lùng) rồi chọc cho bà quạu thui. Nói chứ ông chăm sóc bà rồi dọn dẹp nhà cửa rất chu đáo, chỉ là những người đàn ông thế hệ cũ thì rất ngại thể hiện tình cảm ra mà!

Vậy mà hôm nay, ông khóc huhu làm ai cũng khóc theo, mình ở Sài Gòn chỉ được ngắm ông bà qua video mà cũng nước mắt ngắn dài.

Rồi mình lại lo lắng, không thể đoán được chuyện gì sẽ diễn ra sắp tới... Cho nên, chỉ biết yêu thương nhau thật nhiều".

Cô cháu gái cũng kể thêm, thậm chí, cụ ông còn viết một bức thư tay cho cụ bà để động viên bà mau khỏe và giãi bày nỗi niềm mong mỏi, thương nhớ. Trong bức thư ấy, ông gọi bà là “má 3 đứa con gái”.

Cụ ông 78 tuổi khóc tu tu đón vợ từ bệnh viện trở về ảnh 1

Nguyên văn bức thư: “Má 3 đứa con gái! Được tin sức khỏe má con gái dần phục hồi thật không có gì mừng bằng. Má con gái yên tâm trị bệnh, có các con luôn túc trực chăm sóc, có bác sĩ nhiệt tình, công việc nhà cửa có ba của con gái đảm đang. Mau lành bệnh về nhà, bây giờ nhà trống vắng, cô đơn buồn lắm. Mới viết vài dòng mà thấy lòng xúc động. Má con gái nhìn có biết chữ của ai không?”.

Cụ ông 78 tuổi khóc tu tu đón vợ từ bệnh viện trở về ảnh 2

Cô còn kể thường ngày ông bà cũng rất tình cảm, ông còn là người thường xuyên cắt tóc làm đẹp cho cụ bà, ông cũng thường giành làm hết mọi việc nhà cửa, san sẻ công việc bếp núc, chợ búa để phụ bà,...

Ngay sau khi câu chuyện được chia sẻ đã thu hút sự quan tâm của cư dân mạng, nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ tình cảm của hai cụ, cũng không khỏi xúc động trước những gì mà ông dành cho bà vẫn nguyên vẹn như những ngày đầu yêu nhau quả thực là xưa nay hiếm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.