Củ nghệ không chỉ kháng viêm

Củ nghệ rất quen thuộc với đời sống chúng ta. Củ nghệ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như protein, chất xơ, niacin, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin K, natri, kali, canxi, đồng, sắt, magiê và kẽm.

Củ nghệ không chỉ kháng viêm

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi củ nghệ được sử dụng phổ biến làm gia vị cho các món ăn.

Ngoài ra, củ nghệ còn chứa rất nhiều các chất như chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống ung thư, kháng đột biến và chống viêm. Do đó, củ nghệ còn làm thuốc chữa bệnh.

Củ nghệ đã được sử dụng trong các bài thuốc đông y với nhiều công dụng khác nhau. Đông y chia nghệ làm hai loại: nghệ vàng (củ cái gọi là khương hoàng, củ con gọi là uất kim) và nghệ tím (nga truật).

Thành phần chính của củ nghệ là chất màu curcumin. Tinh chất curcumin là chất có hoạt tính chống viêm cao có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa lượng thức ăn thích hợp.

Nghệ có thể bảo vệ niêm mạc đường ruột và đường tiêu hóa, ức chế sự tạo khí, làm tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, chống tổn thương viêm loét, ngăn chặn sự hình thành của loét dạ dày - tá tràng.

Củ nghệ có thể phòng ngừa các bệnh về tim. Nghệ có thể giúp các tế bào nội mô (niêm mạc mạch máu) hình thành tốt hơn. Điều đó có thể giúp bình thường hóa huyết áp của bạn và cũng tăng cường sức khỏe tim. Ăn nghệ hàng ngày giúp mang lại những lợi ích tương đương với việc tập luyện đối với sức khỏe tim.

Viêm khớp là một tình trạng viêm. Nghệ có tác dụng chống viêm. Bao gồm nghệ trong chế độ ăn cũng như bôi trên da (bôi tại chỗ) giúp giảm viêm ở những người bị viêm khớp.

Nhiều nghiên cứu cho rằng những người sử dụng nghệ trong bữa ăn hàng ngày có ít ít nguy cơ bị bệnh Alzheimer khi về già. Hợp chất có trong nghệ được cho là giúp sản xuất các tế bào thần kinh. Củ nghệ cũng giúp cơ thể phục hồi tổn thương liên quan tới tuổi trong não.

Theo y học hiện đại, trong củ nghệ có thể phá hủy các tế bào ung thư và khiến cho các tế bào bình thường phát triển tốt trong cơ thể. Điều này có thể là một cách phòng bệnh tốt.

Ngay cả những người đang bị ung thư cũng có thể đưa nghệ vào chế độ ăn sau khi tư vấn bác sĩ vì nghiên cứu cho thấy nghệ có thể hỗ trợ quá trình điều trị ung thư.

Bên cạnh đó, việc bổ sung nghệ vào chế độ ăn có thể phục hồi các con đường phản ứng insulin của cơ thể bệnh nhân đang bị tiểu đường. Hãy cho một thìa nghệ vào món ăn của bạn hàng ngày để phòng và chữa bệnh tiểu đường.

Theo Nông Nghiệp

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ