Cụ bà bó chân khi lên 5 tuổi, hình ảnh đôi chân sau 100 năm thật thương tâm

“Hồi 4 tuổi bà bắt đầu ngâm chân bằng nước nóng. Sau mấy tháng, mẹ của bà bắt đầu buộc chân bà vào trong một tấm ván. Một năm sau đó mẹ bà dùng kim khâu chân lại.

Cụ bà bó chân khi lên 5 tuổi, hình ảnh đôi chân sau 100 năm thật thương tâm

Mấy tháng, thậm chí mấy năm đầu chân bà vô cùng đau, đau đến mức tối nào cũng không ngủ được”, bà kể lại.

Tục bó chân bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Tống, khi đó, người con gái có bàn chân càng nhỏ sẽ càng được xem là đẹp. Vào thời này, ở những gia đình tương đối khá giả, người con gái không phải làm lụng gì sẽ bị mẹ bắt bó chân từ khi còn nhỏ.

Cu ba bo chan khi len 5 tuoi, hinh anh doi chan sau 100 nam that tan nat coi long - Anh 1

Đến đời nhà Thanh, trào lưu này càng trở nên phổ biến hơn với câu nói “tam thốn kim liên”, có nghĩa bàn chân của cô gái phải bó nhỏ đến mức chưa dài đến 1 thốn (bằng 3,33 cm) mới được xem là đẹp, rất nhiều cô gái vì thế sau này đến việc đi lại cũng vô cùng khó khăn.

Cu ba bo chan khi len 5 tuoi, hinh anh doi chan sau 100 nam that tan nat coi long - Anh 2

Có một bà lão thuộc dòng dõi quý tộc. Trong thôn, bà là người lớn tuổi nhất. Hàng ngày, bà có một công việc quan trọng nhất, đó là sau khi ngủ dậy, bà nhẹ nhàng, chậm rãi đi lại phía cửa rồi ngồi xuống, khi đã ngồi xuống rồi là bà sẽ ngồi cả ngày ở đó luôn.

Cu ba bo chan khi len 5 tuoi, hinh anh doi chan sau 100 nam that tan nat coi long - Anh 3

Do đôi chân của bà quá nhỏ nên không mua được giày ở ngoài, vì thế giày của bà đều do bà tự làm, suốt thời gian qua bà đã làm cho mình không biết bao nhiêu đôi giày.

Cu ba bo chan khi len 5 tuoi, hinh anh doi chan sau 100 nam that tan nat coi long - Anh 4

Nói đến quá trình buộc chân, bà cho biết: “Hồi 4 tuổi bà bắt đầu ngâm chân bằng nước nóng. Sau mấy tháng, mẹ của bà bắt đầu buộc chân bà vào trong một tấm ván. Một năm sau đó mẹ bà dùng kim khâu chân lại. Mấy tháng, thậm chí mấy năm đầu chân bà vô cùng đau, đau đến mức tối nào cũng không ngủ được”.

Cu ba bo chan khi len 5 tuoi, hinh anh doi chan sau 100 nam that tan nat coi long - Anh 5

Bà xuất giá năm 18 tuổi, người chồng mất năm bà 50 tuổi, 55 năm sau đó bà không bao giờ cho ai nhìn thấy bàn chân của mình, kể cả người thân, bà nói: “Bàn chân của bà là tượng trưng cho sự thủy chung của mình”.

Cu ba bo chan khi len 5 tuoi, hinh anh doi chan sau 100 nam that tan nat coi long - Anh 6

Khi bà còn nhỏ, điều kiện kinh tế gia đình rất khá giả vì thế bà được bó chân. Không ai ngờ sau đó kinh tế gia đình xuống dốc, bà trở thành một người sống phụ thuộc. Do chân bà quá nhỏ nên bà không làm được nhiều việc, chỉ làm được một số việc gia đình đơn giản.

Cu ba bo chan khi len 5 tuoi, hinh anh doi chan sau 100 nam that tan nat coi long - Anh 7

Hai bàn chân của bà cộng lại chưa to bằng bàn tay của một người trưởng thành.

Cu ba bo chan khi len 5 tuoi, hinh anh doi chan sau 100 nam that tan nat coi long - Anh 8

Trước đây, ngày ngày bà đều ngồi ở cửa chờ chồng đi làm về, đến nay bà vẫn hàng ngày chỉ làm được một việc đó mặc dù bà biết rõ chồng mình đã qua đời từ lâu, trong nhà chỉ còn toàn con và cháu, mọi người nhìn ai cũng thấy thương cảm cho bà.

Cu ba bo chan khi len 5 tuoi, hinh anh doi chan sau 100 nam that tan nat coi long - Anh 9

Đôi bàn chân này là của một cụ già khác trong thôn sau khi cởi bỏ tấm vải che, nhìn vào ai cũng thấy rõ các dấu vết lịch sử để lại của tục bó chân. Đôi chân bị bó buộc có thể là tượng trưng vẻ đẹp cho một số người, nhưng để có nó những cô gái đã phải chịu biết bao đau đớn, thật may mắn cuối cùng tục này đã dần mai một và không còn duy trì cho đến ngày nay.

Cu ba bo chan khi len 5 tuoi, hinh anh doi chan sau 100 nam that tan nat coi long - Anh 10
Theo PNNews

Tin tiêu điểm

Ông MacNair cắt tỉa cây cảnh tại nhà riêng ở Dubai.

Bậc thầy bonsai ở Dubai

Thế giới
GD&TĐ - Khi lần đầu mua cây cảnh vào những năm 1980, ông Robert MacNair (Scotland), không hề biết rằng nó sẽ là khởi đầu đam mê suốt đời mình.

Đừng bỏ lỡ