Cụ bà 70 tuổi sinh con trai đầu lòng?

GD&TĐ - Ở độ tuổi mà hầu hết phụ nữ đều bận chơi với cháu hoặc đã nghĩ đến chuyện dừng có con từ lâu, thì một phụ nữ Ấn Độ 70 tuổi vừa sinh đứa con đầu lòng.

Cụ bà 70 tuổi người Ấn Độ đã hạ sinh thành công con trai đầu lòng bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.
Cụ bà 70 tuổi người Ấn Độ đã hạ sinh thành công con trai đầu lòng bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.

Jivuben Valabhai Rabari và chồng đã cố gắng có con kể từ khi họ kết hôn cách đây 45 năm, nhưng mọi nỗ lực đều không thành công.

Vài năm trước, bà Rabari, một nông dân ở vùng nông thôn Gujarat, đã liên hệ với một bác sĩ phụ khoa về khả năng thử điều trị bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm để thực hiện ước mơ có con của mình.

Bác sĩ hiếm muộn Naresh Bhanushali phụ trách hỗ trợ vợ chồng bà Rabari chia sẻ chưa từng gặp trường hợp nào như của ông bà.

Bác sĩ Bhanushali kể lại: “Khi họ đến gặp tôi, tôi nói rằng họ không thể có con khi đã lớn tuổi như vậy, nhưng họ cứ năn nỉ muốn làm”.

Khả năng để một phụ nữ từ 70 tuổi trở lên mang thai tự nhiên gần như bằng không do hầu hết phụ nữ đều trải qua thời kỳ mãn kinh từ cuối độ tuổi 40 đến đầu tuổi 50.

“Tôi đã nói với Rabari rằng bà ấy quá già và điều này quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng bà ấy không nghe. Cuối cùng, bà ấy bắt đầu khóc và nói rằng: "Ngay cả khi tôi chết, tôi sẽ hạnh phúc vì ít nhất tôi đã cố gắng có con", bác sĩ phụ khoa Ấn Độ nói thêm.

Việc chuẩn bị cho bà Jivuben Valabhai Rabari sẵn sàng để thụ tinh là một thách thức lớn đối với bác sĩ Bhanushali.

Bà Rabari đã mãn kinh hơn 20 năm nên lần đầu tiên bà được điều trị bằng hormone. Sau đó, họ mở rộng tử cung của bà ấy vốn đã bị co lại do tuổi tác, và cuối cùng chuyển một phôi thai duy nhất bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm, bởi vì đó là tất cả những gì tử cung của bà ấy có thể tiếp nhận.

Thật kỳ diệu, một cuộc kiểm tra được tiến hành 15 ngày sau khi thụ tinh cho thấy bà Jivuben Valabhai Rabari đã thụ thai. Các bác sĩ sau đó đã tìm thấy nhịp tim đập và bất chấp những nguy cơ sức khỏe rõ ràng đối với người phụ nữ lớn tuổi, bà vẫn tiếp tục mang thai.

Tuy nhiên, đến tháng thứ 8, huyết áp của người phụ nữ tăng cao một cách đáng lo ngại nên các bác sĩ quyết định sinh em bé trước một tháng.

Tiến sĩ Naresh Bhanushali nói: “Mặc dù chúng tôi đã hết sức chăm sóc, nhưng tôi phải nói rằng bà ấy đã may mắn và chúng tôi đã may mắn rằng thủ thuật đã thành công.

Đây là một trường hợp hy hữu, có thể gọi là kỳ tích. Tôi đã hành nghề trong 20 năm và thực hiện hơn 1.000 lần điều trị IVF nhưng tôi chưa bao giờ gặp trường hợp nào như thế này.

Trong khi chúng tôi rất vui vì vụ việc đã thành công, chúng tôi vẫn kêu gọi mọi người không nên cố gắng mang thai khi về già”.

Giống như nhiều bạn bè cùng trang lứa sinh ra ở vùng nông thôn Ấn Độ, bà Jivuben Valabhai Rabari không có giấy khai sinh để xác nhận tuổi của mình, nhưng bà nói với các bác sĩ rằng mình đã từ 65 đến 70 tuổi khi sinh một bé trai khỏe mạnh.

Việc mang thai thành công cho một phụ nữ ở độ tuổi cao như vậy có thể được coi là một phép màu khoa học, nhưng nó cũng gây ra những lo ngại về mặt đạo đức cho các bác sĩ có liên quan, vì những cái chết có thể xảy ra đối với các bậc cha mẹ trước khi con cái họ đến tuổi trưởng thành.

Tuy nhiên, một số người thân của bà Jivuben Valabhai Rabari đã đề nghị nhận và nuôi nấng đứa trẻ nếu có bất cứ điều gì xảy ra với cha mẹ của cậu bé.

Đã có một vài trường hợp phụ nữ 60 – 70 tuổi sinh con bằng thụ tinh ống nghiệm tại Ấn Độ. Sản phụ cao tuổi nhất thế giới chính thức được sách Kỷ lục Guinness công nhận là bà Maria del Carmen Bousada de Lara 66 tuổi 358 ngày khi sinh một cặp song sinh năm 2006 tại Tây Ban Nha. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.