Covid-19 lập kỷ lục ở một số nước châu Á, một thành phố Trung Quốc bị phong tỏa

GD&TĐ - Hôm qua (8/1), trang Worldometer cho biết thế giới có thêm hơn 788 ca mắc mới, đưa tổng số ca mắc lên hơn 89 triệu. Tổng số ca tử vong hiện hơn 1,8 triệu, gồm hơn 14 ngàn ca mới.

Sáng kiến mới về buồng cách ly "áp lực âm" để điều trị bệnh nhân Covid-19.
Sáng kiến mới về buồng cách ly "áp lực âm" để điều trị bệnh nhân Covid-19.

Malaysia hôm qua báo cáo số ca tử vong cao nhất trong ngày kể từ khi bắt đầu đại dịch với 16 ca, trong khi đó số ca mắc mới là 2.643 ca. Nước này phát hiện thêm 6 ổ dịch, trong đó có 4 ổ dịch liên quan tới nơi làm việc. Hôm 7/1, Malaysia có số ca mắc mới trong ngày cao kỷ lục với 3.027 ca.

Indonesia hôm qua báo cáo số ca mắc mới kỷ lục trong 3 ngày liên tiếp với 10.617 ca, đưa tổng số ca mắc lên hơn 800.000 ca. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này cũng ghi nhận thêm 233 ca tử vong nữa. Bộ trưởng Y tế nước này cho biết chính phủ sẽ áp đặt 2 tuần tăng cường giới hạn chống dịch tại hòn đảo Java và Bali từ ngày 11/1.

Tại Trung Quốc, tỉnh Hà Bắc báo cáo 33 ca lây truyền trong cộng đồng và 39 ca mắc không có triệu chứng hôm 7/1. Điều này khiến thành phố Bắc Kinh gần đó rất lo ngại. Đợt bùng phát dịch ở Hà Bắc này được xem là lớn nhất cả nước khi mùa đông đến, một số ca mắc cũng được báo cáo ở Bắc Kinh và các thành phố đông bắc. Tâm dịch của Hồ Bắc là thủ phủ Shijiazhuang - một thành phố 11 triệu dân. Nơi đây đã bị phong tỏa để đảm bảo “an ninh chính trị” cho Bắc Kinh. Kể từ khi ca đầu tiên được phát hiện ở Hồ Bắc hôm thứ 7 tuần trước, đến nay ở đây đã có 127 ca lây truyền trong cộng đồng và 183 ca không có triệu chứng. Hơn 40.000 nhân viên y tế đã được huy động tại 4 thành phố để làm xét nghiệm cho khoảng 13 triệu dân.

Tại Hàn Quốc, trong bối cảnh thiếu giường bệnh khắp nơi, các nhà nghiên cứu đã thiết kế buồng “áp lực âm” thổi bằng hơi để cách ly và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm như Covid-19. Những căn phòng này sử dụng một hệ thống thông hơi tạo áp lực âm để không khí được thổi vào các phòng cách ly và được đưa ra một cách an toàn.

Hôm qua, người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các nước có thu nhập thấp và trung bình chưa nhận được vaccine Covid-19, do đó các nước giàu nên dừng tiến hành các thỏa thuận song phương với các nhà sản xuất. Ngoài ra, các nước đã đặt thừa vaccine được thúc giục chuyển ngay cho sáng kiến COVAX để chia sẻ cho nước thiếu.

Tại Iran, tuy dịch bệnh đang lây lan mạnh nhưng lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố cấm chính phủ nhập khẩu vaccine Covid-19 từ Mỹ và Anh vì cho rằng các cường quốc phương Tây “không đáng tin cậy”. Do đó, ông cho rằng Iran có thể nhận vaccine từ “những nơi tin cậy khác”.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô, trò Trường Tiểu học Bình Thủy (Bình Thủy, Cần Thơ) trong giờ thực hành lập trình, điều khiển Robot. Ảnh: Q. Ngữ

Giáo dục STEM vươn tầm

GD&TĐ - Trong những năm qua, giáo dục STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) tại TP Cần Thơ đạt những kết quả đáng khích lệ.