Công thức pha nước mắm chấm mọi thứ, làm một lần có thể dùng 2, 3 tháng
Thủy Linh
Theo dõi báo trên
GD&TĐ - Công thức pha nước chấm của bạn Lê Vũ Thảo Nguyên chia sẻ trong một hội nhóm được nhiều chị em hưởng ứng. Hàng trăm người khoe thành quả khi áp dụng cách của cô.
Lê Vũ Thảo Nguyên (đang sống ở Nhật) có sở thích nấu ăn từ nhỏ. Trang facebook cá nhân là nơi cô chia sẻ, trao đổi và "khoe" những món ăn do chính cô làm luôn nhận được sự hưởng ứng, trầm trồ của đông đảo bạn bè.
Công thức pha nước chấm dành cho những người "lười này" do Nguyên tự mày mò, thêm thắt nhiều lần không những vừa ý mình mà con gây "nghiện" cho những người bạn đồng nghiệp người Nhật.
"Mình rất thích nấu ăn và nấu rất nhiều, nên mỗi món ăn mình rút ra kinh nghiệm và bí quyết riêng. Đặc biệt từ khi sang Nhật, lại càng nhớ món ăn Việt Nam, nhất là những món ăn đường phố dân dã như bánh xèo, bánh cuốn, bánh hỏi... Theo mình, trên bàn ăn có món nước chấm đậm đà, ngon miệng phù hợp với món ăn sẽ tôn lên vị ngon của món ăn đó", Thảo Nguyên chia sẻ.
Nguyên cho biết, với các nguyên liệu đơn giản, thời gian làm chưa đầy nửa tiếng nhưng có thể dùng đến hai, ba tháng. Đây là công thức rất đáng thử cho các tín đồ yêu những món bánh trái như bánh xèo, bánh cuốn, bánh hỏi đến cơm tấm, cơm sườn, bún chả, hay chấm vịt...
- Cho nước vào nồi nấu sôi, thêm đường, nước mắm, muối, giấm khuấy cho tan. Thêm thơm (khóm) vào nấu với lửa vừa cho sôi, sau đó hạ lửa nấu thêm 10 phút để phần nước rút tầm 1/3 so với ban đầu ta có được nước mắm ăn bánh xèo, bánh cuốn.
- Nấu thêm 10 phút cho đến khi nước mắm sánh và lượng nước trong nồi giảm còn ½ so với ban đầu, ta có nước mắm chấm cơm sườn.
- Trong thời gian này chúng ta cũng thường xuyên vớt bỏ bọt để đảm bảo mắm có màu trong, vàng ánh.
- Sau khi nấu xong ta sẽ để nguội hoàn toàn rồi mới thêm ớt tỏi băm vào và bảo quản.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Từ năm 2026, dự kiến Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ bổ sung các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
GD&TĐ - Chương trình “Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024” thu hút học sinh, sinh viên và những người yêu thích đến tìm hiểu văn hóa của thành phố.
GD&TĐ -Trường cấp 3 Hậu Lộc, nay là Trường THPT Hậu Lộc I không ngừng phát triển với bề dày thành tích, xứng đáng là lá cờ đầu của giáo dục tỉnh Thanh Hoá.