Công nghệ tài chính mang đến những cải tiến đột phá cho các hoạt động tài chính

GD&TĐ - Công nghệ tài chính là ngành học mới, tập trung vào việc sử dụng công nghệ để kiến tạo hoặc cải thiện các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực tài chính.

Công nghệ tài chính mang đến những cải tiến đột phá cho các hoạt động tài chính.
Công nghệ tài chính mang đến những cải tiến đột phá cho các hoạt động tài chính.

Mở ra nhiều tiềm năng trong lĩnh vực tài chính

Năm 2024, ngành Công nghệ Tài chính được khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên đưa vào tuyển sinh với 60 chỉ tiêu. Trao đổi về ngành đào mới, TS Phạm Thị Tuấn Linh, giảng viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên cho biết: Công nghệ tài chính (Fintech) là sự kết hợp giữa tài chính (finance) và công nghệ (technology), mang đến những cải tiến đột phá cho các hoạt động tài chính truyền thống.

Hiện nay, Công nghệ tài chính đang có sự thay đổi mạnh mẽ cách thức thực hiện các hoạt động tài chính, từ thanh toán, chuyển tiền, vay vốn, đầu tư đến quản lý tài chính cá nhân. Một số ứng dụng phổ biến của Fintech bao gồm: Thanh toán di động, ví điện tử, QR code, thanh toán contactless. Tài chính ngân hàng trực tuyến, Internet banking, mobile banking, gọi vốn cộng đồng, giao dịch và đầu tư trực tuyến.

Sự phát triển của Công nghệ tài chính mang đến nhiều tiềm năng cho ngành tài chính và nền kinh tế nói chung. Ngành đào tạo này hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp, người dùng và người lao động.

Sinh viên Khoa Quốc tế được học tập nghiên cứu với ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

Sinh viên Khoa Quốc tế được học tập nghiên cứu với ngôn ngữ chính là tiếng Anh.

Theo TS Phạm Thị Tuấn Linh, cử nhân ngành Công nghệ tài chính đào tạo tại Khoa Quốc tế sẽ được trang bị những kiến thức, sự hiểu biết và áp dụng công nghệ mới (AI, Big data, Blockchain, Deep learning, Machine learning) trong tài chính để đưa ra các giải pháp công nghệ, tác động đến các lĩnh vực của thị trường tài chính cũng như tạo ra các nền tảng, sản phẩm tài chính bằng công nghệ tiên tiến, triển khai các dự án công nghệ tài chính thực tế tại các định chế tài chính, doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp, vườn ươm công nghệ.

Ngoài ra, là sinh viên của Khoa Quốc tế, sinh viên còn được học tập nghiên cứu với ngôn ngữ chính là tiếng Anh, qua đó giúp các em có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, công việc và đàm phán, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Ngoài ra, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh sẽ giúp các em chủ động hơn trong việc tự học và tự bồi dưỡng với các tài liệu hiện đại, cập nhật theo chuẩn quốc tế, tạo điều kiện phát triển liên tục sau khi tốt nghiệp.

Bệ phóng để sinh viên phát triển toàn diện

Khoa Quốc tế đang đào tạo sinh viên theo triết lý giáo dục “Toàn diện – Trung tâm – Khai phóng”, trong đó sự toàn diện – đó là sinh viên được đào tạo một cách toàn diện về kiến thức, kĩ năng và ý thức trách nhiệm, tính tự chủ; trung tâm – tức là sinh viên được đặt ở vị trí trung tâm trong cách tiếp cận giảng dạy của thầy cô. Khai phóng – tức là sinh viên được đào tạo theo hướng mở, tôn trọng sự khác biệt, ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để phát huy các ý tưởng mới, giải pháp mới mà không bị bó hẹp trong các tư duy cũ.

Sinh viên tốt nghiệp tại Khoa Quốc tế sẽ có nhiều cơ hội việc làm.

Sinh viên tốt nghiệp tại Khoa Quốc tế sẽ có nhiều cơ hội việc làm.

Bên cạnh việc học tập trên lớp, sinh viên còn được tham gia nhiều hội thảo chuyên môn với sự dẫn dắt của các chuyên gia/mentor có hiểu biết thực tế sâu rộng trong các vấn đề kinh tế, kinh doanh, và đặc biệt là lĩnh vực công nghệ tài chính. Ngoài ra, sinh viên được tham gia các đợt thực tập tại doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt tại Khoa Quốc tế, sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình thực tập ngắn hạn có trả lương tại các tổ chức/công ty ở nước ngoài, giúp các em có nhiều cơ hội trải nghiệm các môi trường học tập và làm việc khác nhau để tích luỹ kinh nghiệm và kĩ năng, chuẩn bị cho việc phát triển sự nghiệp.

Chia sẻ về cơ hội việc làm, TS Phạm Thị Tuấn Linh cho rằng, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ tài chính có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong các công ty Fintech, các công ty cung ứng dịch vụ tài chính, các công ty nghiên cứu và phát triển công nghệ; các định chế tài chính; các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; thực hiện khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính hay giảng dạy và nghiên cứu về lĩnh vực Fintech tại các cơ sở giáo dục và cơ sở nghiên cứu.

Theo báo cáo thị trường IT Việt Nam (Topdev), lương trong lĩnh vực Công nghệ tài chính xếp thứ 3 với mức lương đăng tuyển trung bình là 1.115 USD (khoảng 28 triệu đồng). Còn theo các khảo sát thống kê sơ bộ, các cá nhân làm việc trong ngành công nghệ tài chính có thu nhập khá hấp dẫn, khoảng từ 1.000 - 1.500 USD (khoảng 25 – 37 triệu đồng) nếu nắm rõ các kiến thức và kỹ năng công nghệ và tài chính.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.