Công nghệ “hồi sinh người chết” sẽ ra đời vào năm 2045

Các chuyên gia công nghệ thuộc công ty Humai tự tin tuyên bố rằng có thể thực sự "hồi sinh người chết" trong 30 năm tới.

Công nghệ “hồi sinh người chết” sẽ ra đời vào năm 2045

Hiện nay, có rất nhiều công ty khoa học trên thế giới - bao gồm cả Google - đang tìm cách kéo dài tuổi thọ của loài người. Nhưng mới đây, công ty công nghệ Humai (Mỹ) đã tự tin tuyên bố rằng họ sẽ xây dựng được một hệ thống cho phép hồi sinh người chết chỉ trong vòng 30 năm tới.

Cụ thể, Josh Bocanegra - nhà sáng lập của Humai tin rằng não bộ của con người là một chuỗi các thông tin, và công nghệ ngày nay đang dần đạt đến trình độ cho phép lưu trữ và xử lý các thông tin đó bằng máy móc.

Công nghệ sẽ giúp người chết có thể hồi sinh
 Công nghệ sẽ giúp người chết có thể hồi sinh

Chính vì thế, ý tưởng được đưa ra là I-Human - một dạng cơ thể nhân tạo cho phép truyền tải toàn bộ ý thức của một người vào đó ngay tại thời điểm trước và sau khi chết. Theo các thông tin rò rỉ, họ sẽ sử dụng công nghệ nano để lưu trữ các thông tin đặc trưng của một người như: cách nói chuyện, ngôn ngữ cử chỉ, quá trình tư duy, và thông tin về sự hoạt động của cơ thể từ trong ra ngoài. Các thông tin sẽ được mã hóa, rồi đưa vào trong cơ thể nhân tạo qua "công nghệ đa cảm ứng".

Josh Bocanegra - CEO của Humai (Los Angeles, Mỹ)
Josh Bocanegra - CEO của Humai (Los Angeles, Mỹ) 

Bocanegra chia sẻ: "Sau khi một người chết đi, chúng tôi sẽ đóng băng não bộ của người đó. Khi công nghệ phát triển đủ, chúng tôi sẽ sử dụng công nghệ nano để nhân bản não bộ, rồi cấy vào trong cơ thể nhân tạo. Và khi não bộ già đi, chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng công nghệ nhân bản để phục hồi, và chúng ta có thể thực sự hồi sinh".

Tôi chấp nhận cái chết, tôi chẳng sợ gì điều đó. Nhưng tôi không chắc chắn 100% là một ngày mình có thể chết.

Ông cũng chia sẻ thêm rằng I-Human sẽ được điều khiển bằng sóng não, giống như các loại chân tay nhân tạo hiện đại nhất bây giờ. Và ông cũng tự tin khẳng định rằng công nghệ này sẽ được đưa vào hiện thực trong vòng 30 năm nữa.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.