Công nghệ đọc giấc mơ: Không còn là điều xa vời

GD&TĐ - Giấc mơ của chúng ta được cho là an toàn, bất khả xâm phạm. Chúng được tạo dựng từ những suy nghĩ riêng tư nhất, thậm chí chúng không bị cản trở bởi chính bản thân ý thức của chúng ta. Việc xâm nhập vào giấc mơ là xâm nhập vào lãnh địa tôn nghiêm nhất trong tâm trí mỗi người. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã bước đầu tiếp cận được những gì đang diễn ra trong tâm trí chúng ta.

 Suy nghĩ của con người luôn kèm theo lời nói và hình ảnh.
Suy nghĩ của con người luôn kèm theo lời nói và hình ảnh.

Giải mã suy nghĩ

Sự thật là suy nghĩ của chúng ta yên lặng, không ai có thể tiếp cận trừ chúng ta và trừ khi chúng được dịch qua một số phương tiện vật lý, lời nói, chữ viết hay nghệ thuật. Thậm chí khi đó, nhiều lúc việc dịch ra thậm chí cũng không thấu đáo.

Chúng ta thường khó khăn trong việc tìm ra từ ngữ thích hợp để thể hiện ngôn ngữ bên trong trí óc. Tất nhiên, khi đó mọi người đã nói khác với thực tế. Những gì thể hiện bên ngoài không phải lúc nào cũng chính xác điều bên trong.

Rào cản giữa não và cơ thể vốn tồn tại ở mọi khía cạnh của cuộc sống và là một bức tường kiên cố khó phá bỏ chừng nào chúng ta còn tồn tại. Tuy nhiên, cho rằng không có ranh giới nào không thể vượt qua nên các nhà khoa học đã cố gắng phá vỡ nó. Đến nay phần bên trong bộ não có những cơ chế hoạt động ít được biết đến nhất. Chúng không chỉ là những thứ trừu tượng bay trong tâm trí chúng ta như làn khói trong gió.

Ở đây còn có hoạt động điện, kết nối giữa các phần khác nhau của não, một số giao tiếp vật lý đang diễn ra dẫn đến những gì chúng ta cảm nhận được là suy nghĩ.
Ít nhất là từ năm 2005, các nhà khoa học ngành thần kinh đã nỗ lực làm sáng tỏ hoạt động của não bộ liên quan đến suy nghĩ.

Giáo sư người Nhật Yukiyasu Kamitani tại ĐH Tokyo (Nhật Bản) và Tiến sĩ Frank Tong của ĐH Vanderbilt (Mỹ) xuất bản một nghiên cứu trên tạp chí Nature Neuroscience cho thấy hoạt động của não đơn giản có thể thu thập và diễn giải bằng cách đọc các hình ảnh cộng hưởng từ (MRI).

Nghiên cứu của họ dùng các đối tượng đang tỉnh táo và trọng tâm nghiên cứu là suy nghĩ đơn giản chứ không phải suy nghĩ phức tạp. Bằng cách kết hợp sử dụng chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) và thuật toán học tập, nhà khoa học Kamitani và Tong đã có thể giải mã được hướng mà một người đang nhìn vào. Bước tiếp theo là đưa công nghệ này và phát triển nó đến mức có thể giải mã những suy nghĩ phức tạp hơn.

Suy nghĩ luôn đi kèm hình ảnh và lời nói

Công nghệ đọc giấc mơ: Không còn là điều xa vời ảnh 1

Các nhà khoa học tại ĐH Carnegie (Mỹ) đã sử dụng các kỹ thuật tương tự để hoàn thành thử thách trên. Dẫn đầu bởi Giáo sư vật lý Marcel Just ở ĐH Carnegie Mellon (Mỹ), họ có thể thấy rằng những suy nghĩ phức tạp được xây dựng từ một “bảng chữ cái” gồm 42 thành phần. Những thành phần này bao gồm những thứ như “con người”, “kích cỡ”, “hành động”... Não sử dụng những thành phần này ở những cấu hình khác nhau để tạo nên ý nghĩ phức tạp.

Giáo sư Just có thể khớp 240 câu phức tạp với hoạt động của não. Quá trình này hoạt động theo 2 cách: Hệ thống có thể dự đoán hoạt động thần kinh sẽ đi kèm với một câu nó chưa từng thấy trước đây và có thể giải mã hoạt động thần kinh thành nội dung mang ngữ nghĩa của câu nói, đồng thời đạt được độ chính xác 68% khi kiểm tra các câu mà thuật toán chưa gặp trước đây.

Điều đó cung cấp một loại đại diện bằng văn bản thể hiện suy nghĩ con người. Nó giống như một cuộn băng, liên tục đọc ra những suy nghĩ không ngừng trong tâm trí một người. 

Công nghệ MRI tương tự được GS Yukiyasu Kamitani dùng trong các nghiên cứu để đo lường lưu lượng máu của những người tham gia và lập bản đồ não của họ khi họ xem xét 1.000 bức ảnh.

Ông Kamitani và nhóm của mình đã xây dựng một mạng lưới thần kinh sâu rộng, một trí thông minh nhân tạo để hoạt động như điểm tựa cho những người tham gia thực tế. Họ lặp lại quá trình trên, tinh chỉnh thuật toán cho tới khi nó có thể diễn tả chính xác hơn hoạt động của não và chuyển nó thành hình ảnh. Kết quả cuối cùng là một loạt “các bức tranh” được làm bằng phần mềm thể hiện suy nghĩ mang hình ảnh.

Những hình ảnh được tạo dựng này không hoàn hảo. Chúng giống như những gì bạn thấy trong một thế giới ác mộng, với các tính năng gần như dễ nhận biết nhưng bị bóp méo rất nhiều.

Mặc dù thiếu sự trung thực, nhưng rõ ràng các nhà khoa học đang ghi lại được ý nghĩ và cho ra một hình ảnh ít nhất là gần giống như thật. Vấn đề không nằm ở lý thuyết, mà ở việc thực hiện và chúng ta có lý do để tin rằng nó sẽ được cải tiến theo thời gian. 

Trong tương lai, việc đọc được giấc mơ của một người sẽ không còn là điều xa vời.

Nghiên cứu từ Khoa Tâm lý của Trường Y Harvard (Mỹ) đã chỉ ra rằng tư duy bằng hình ảnh và lời nói thường hòa nhập vào nhau. Ví dụ, bạn có thể suy nghĩ về những lời mà bạn sẽ nói ra trong cuộc phỏng vấn việc làm sắp tới, nhưng bạn cũng hình dung chính mình đang ngồi chiếc ghế phỏng vấn đó. Bạn tưởng tượng ra người ngồi đối diện. Giải mã những yếu tố trực quan của suy nghĩ là một thành phần cần thiết để thực sự đọc được những suy nghĩ trong đầu.
Theo Syfy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.