'Cộng đồng quốc tế bối rối trước tuyên bố mới nhất của ông Putin'

GD&TĐ - Những gì Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra ra trong bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang khiến phương Tây không thể đoán trước.

'Cộng đồng quốc tế bối rối trước tuyên bố mới nhất của ông Putin'

Thông điệp được Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa đọc trước Quốc hội Liên bang đã thu hút sự quan tâm sâu sắc, trong đó ông chủ Điện Kremlin đưa ra một vài tuyên bố quan trọng.

Điểm nhấn là việc ông Putin tuyên bố ngừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (New START) ký với Mỹ. Theo hai chuyên gia Ấn Độ Rajiv Nayan và Niranjan Chandrashekhar Oak đến từ ấn phẩm Eurasia Review (ER), thực tế trên đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi trên khắp thế giới.

Các nhà phân tích của tờ báo Ấn Độ lưu ý: “Khi những cuộc thảo luận bắt đầu, liên quan tới thông báo của ông Putin, từ 'đình chỉ' đã khiến nhiều người bối rối".

Tổng thống Putin trong bài phát biểu của mình đã làm rõ rằng bước đi mà ông vừa đưa ra không có nghĩa là Nga từ bỏ hoàn toàn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược, chúng ta đang nói về việc Moskva chỉ tạm ngừng tham gia.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars của Nga trong một cuộc duyệt binh.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-24 Yars của Nga trong một cuộc duyệt binh.

Các nhà phân tích của tờ Eurasia Review cho biết, hiện tại mọi người đang tự hỏi tương lai của tài liệu này cùng với kho vũ khí chiến lược của Liên bang Nga sẽ ra sao.

Một số nhà phân tích phương Tây lập tức bày tỏ lo ngại về việc Nga có thể đưa nhiều vũ khí hạt nhân chưa triển khai ra khỏi kho bảo quản và cho chúng vào tình trạng trực chiến.

Tuy nhiên các chuyên gia Ấn Độ tin chắc lo ngại như vậy là vô căn cứ, bởi Moskva hiện không có lý do gì để thực hiện bước đi trên.

Họ còn nhắc lại thực tế là nhiều người đã khiến thế giới sợ hãi với dự đoán về kế hoạch sử dụng vũ khí chiến lược của Nga ở Ukraine, nhưng nhận định trên đã được chứng minh là sai lầm.

Tờ báo Ấn Độ nhấn mạnh: “Có một sự đồng thuận chung giữa những người chịu trách nhiệm kiểm soát vũ khí, đó là việc đình chỉ sẽ vẫn duy trì tình trạng của New START cho đến khi Nga chính thức hủy bỏ nó, hoặc Hiệp ước hết hạn vào năm 2026”.

Như vậy, tuyên bố của ông Putin có thể là một chiến thuật gây áp lực đối với Hoa Kỳ - quốc gia mà Nga đang cố gắng thuyết phục về sự cần thiết phải tuân thủ các điều khoản của New START, bởi thực tế là Washington không phải lúc nào cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

Theo Eurasia Review

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ