Công bố 10 sự kiện nổi bật về phòng, chống HIV/AIDS năm 2019

GD&TĐ - Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm mới đây đã công bố 10 sự kiện nổi bật về phòng, chống HIV/AIDS năm 2019. Trong đó có nhiều sự kiện liên quan đến thành tựu của khu vực dịch vụ khám và điều trị cho bệnh nhân có “H”.

Năm 2019 công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Năm 2019 công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

1. Dịch HIV/AIDS trong cộng đồng tiếp tục thuyên giảm, mức 0,24% nhưng diễn biến phức tạp, gia tăng ở một số nhóm nguy cơ cao (MSM, NCMT) và còn xa so với mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS (10.000 và 1.000/người/năm).

2. Mở rộng và đa dạng dịch vụ xét nghiệm HIV, phát hiện gần 10.000 trường hợp nhiễm HIV mới qua các giải pháp xét nghiệm mới như: Xét nghiệm tại các cơ sở y tế, xét nghiệm dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm. Sử dụng sinh phẩm mới để phát hiện sớm nhiễm HIV, sinh phẩm xét nghiệm thế hệ 4...

3. Tăng cường huy động sự tham gia của các tổ chức cộng đồng vào phòng chống HIV/AIDS: Nghiên cứu đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp, tổ chức hội thảo…

4. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tiếp tục được duy trì và đổi mới. Hiện có gần 53.000 bệnh nhân đang điều trị bằng Methadone thường xuyên, hiệu quả cao. Buprenorphine được triển khai ở 7 tỉnh. Chuẩn bị thí điểm cấp phát MMT về nhà. Bộ Y tế đã ban hành "Hướng dẫn xử trí nghiện ma túy tổng hợp".

5. Dự phòng thế hệ mới: Điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm (PrEP) triển khai tốt. Tốc độ tăng trưởng khách hàng nhanh hơn so với các nước trong khu vực. Hiện có 4.000 người đang sử dụng PrEP; tỷ lệ duy trì điều trị cao.

6. Điều trị ARV tiếp tục được mở rộng, chất lượng điều trị rất tốt. Hiện có 140.000 bệnh nhân đang điều trị ARV. Tỷ lệ tuân thủ sau 12 tháng đạt 88%. Tải lượng virút dưới ngưỡng ức chế (<1000 copy/ml máu) đạt 95%, dưới ngưỡng phát hiện (,200 copy/ml máu) đạt 92%. Phác đồ điều trị liên tục được cập nhật; thuốc mới (TLD) được cấp phép. Mở rộng điều trị trong ngày; cấp phát thuốc nhiều tháng...

7. Khởi động chiến dịch quốc gia K=K nhằm giảm kì thị phân biệt đối xử, tăng khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ phòng, chống HIVAIDS. Triển khai chỉ thị của Bộ Y tế về giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV tại các cơ sở y tế.

8. Chuyển đổi thành công điều trị ARV từ viện trợ sang bảo hiểm y tế. Nhiều hoạt động đã được triển khai đồng bộ, như truyền thông; kiện toàn hơn 400 cơ sở điều trị; đấu thầu tập trung; mở rộng bảo hiểm y tế; Hỗ trợ đồng chi trả; điều phối thuốc... Hiện nay có 40.000 bệnh nhân đang nhận thuốc ARV qua bảo hiểm y tế.

9. Tổ chức đánh giá toàn diện công tác phòng chống HIV/AIDS 10 năm; xây dựng “Chiến lược quốc gia chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030”.

10. Tổ chức đánh giá thực hiện Luật phòng chống HIV/AIDS; đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật này, trình Quốc hội xem xét vào tháng 10/2020.Tag: Phòng, chống HIV/AIDS, xét nghiệm, phân biệt đối xử.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.