“Con ước gì mình là chiếc điện thoại di động..."

Trong chiếc điện thoại đó có gì hả mẹ? Có phải ở đó, thứ gì cũng có và còn vui hơn khi nói chuyện với con phải không?

“Con ước gì mình là chiếc điện thoại di động..."

Hôm nay cô giáo con giao một bài tập. Đề tài: "Hãy kể về một việc ý nghĩa bố mẹ đã làm cùng em". Con đã được 9 điểm bài văn này bố mẹ ạ. Sao con chẳng thấy vui chút nào. Cô bảo bài văn của con ý nghĩa và xúc động. 

Nhưng bố mẹ ơi, câu chuyện ấy của con đâu có thật?

Con đã nghĩ rất lâu, lâu lắm. Từ khi con đi học, bố mẹ đã cho con những gì tốt nhất có thể. Con được học ở một trường học tốt, được bố mẹ mua cho những thứ đồ chơi đắt tiền mà các bạn không có được. Đến lớp, bạn nào cũng nói muốn được như con.

Bạn Linh bảo ở nhà bố bạn ấy chẳng mua đồ chơi cho bạn ấy, hầu hết những trò chơi đều là bố bạn ấy nghĩ ra. Con đã từng thấy 2 đầu ống nghe điện thoại bố bạn Linh làm để "liên lạc" với bạn ấy. Bố nhớ không, nó làm bằng chiếc cốc giấy và bố đã ném ra ngoài sau khi con đưa cho bố.

Con biết con còn nhỏ, không hiểu hết những áp lực của người lớn. Con biết con không thể đòi hỏi bố mẹ quá nhiều. Nhưng bố mẹ ơi, nếu đã về đến nhà, bố mẹ có thể bỏ chiếc điện thoại di động sang một bên được không ạ?

Con ước gì mình là chiếc điện thoại di động kia, để bố mẹ dành thời gian bên con nhiều hơn - Ảnh 1.

Về đến nhà, bố mẹ có thể bỏ chiếc điện thoại di động sang một bên được không ạ? (Ảnh minh họa).

Con có rất nhiều chuyện ở trường muốn kể với bố mẹ. Chuyện cô giáo con đã khen con trước lớp, chuyện con đạt thành tích cao trong học tập. Con muốn bố mẹ đọc những bài văn con viết. Nhưng bố đã để nó rơi xuống đất ngay sau khi chiếc điện thoại trên tay bố đổ chuông. Con đã ngồi đợi bố quay lại và đọc tiếp, đến nỗi tối ấy con ngủ quên trên bàn học.

Con không biết từ khi nào, con cảm thấy ghét chiếc điện thoại của bố mẹ. Con ước giá mà một lần mẹ có thể đặt chiếc điện thoại xuống và chơi với con. Mẹ ơi, mẹ có nhớ, đã có lần mẹ không biết điện thoại ở chỗ nào và đến một ngày sau mẹ mới tìm thấy chứ ạ? Hôm đó là ngày vui nhất của con, mẹ đã dành trọn vẹn một ngày để đưa con đi chơi, đi ăn và mẹ còn dạy con học nữa.

Bố mẹ nói trẻ con không nên dùng điện thoại, nhưng trong điện thoại có gì hả mẹ? Có phải ở đó, thứ gì cũng có và còn vui hơn khi nói chuyện với con phải không? Con thấy nhiều lúc bố nhìn điện thoại rồi cười mãi. Con cũng mong giống như điện thoại, làm bố mẹ vui cười và không muốn rời như thế.

Con đã cố gắng để làm một đứa trẻ ngoan, học giỏi. Con cũng chưa bao giờ làm trái ý bố mẹ. Mỗi lần con có thành tích cao, mẹ lại mua cho con những bộ quần áo đẹp. Còn bố sẽ mang về rất nhiều đồ chơi. Nhưng con lại không thấy vui mẹ ạ.

Con ước gì mình là chiếc điện thoại di động kia, để bố mẹ dành thời gian bên con nhiều hơn - Ảnh 2.

Con cũng mong mình giống như điện thoại, làm bố mẹ vui cười và không muốn rời như thế (ảnh minh họa).

Hôm nay trên đường đi học về, con thấy bố bạn Linh cõng bạn ấy đi ăn kem. Con ước được như bạn ấy quá. Rồi con nói với mẹ, mẹ liền dạy con ăn kem là không tốt cho họng, mẹ cũng phải về và làm nốt công việc ngày hôm nay.

Con từng nghĩ bố bạn Linh không có việc làm nên mới dành nhiều thời gian cho bạn ấy được như thế. Vậy mà mẹ ơi, chú ấy cũng đi làm đấy ạ. Chắc lương bố bạn Linh thấp lắm, không đủ tiền để mua một chiếc điện thoại di động, mẹ nhỉ?
Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...