Con số giật mình về thực trạng người dân mắc bệnh đái tháo đường

GD&TĐ - Hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần 5 về bệnh Nội tiết, Đái tháo đường, Rối loạn chuyển hóa đưa ra con số đáng báo động về bệnh đái tháo đường.

GS.TS. Trần Hữu Dàng - Chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam phát biểu tại Hội nghị, đưa ra nhiều con số đáng báo động về bệnh đái tháo đường.
GS.TS. Trần Hữu Dàng - Chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam phát biểu tại Hội nghị, đưa ra nhiều con số đáng báo động về bệnh đái tháo đường.

Ngày 17/12, tại TP Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế), Hội Nội tiết & Đái tháo đường Thừa Thiên - Huế cùng Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam tổ chức “Hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần 5 về bệnh Nội tiết, Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa”.

Hội nghị nhằm thực hiện chủ trương của Bộ Y tế về việc tăng cường hoạt động chuyên ngành Nội tiết, Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa trong cả nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế cũng như tạo cầu nối giữa bệnh nhân và thầy thuốc để ngày càng nâng cao nhận thức của bệnh nhân về vấn đề chăm sóc, theo dõi và điều trị bệnh đái tháo đường tại nhà.

Hội nghị thu hút hơn 300 bác sĩ và nhân viên y tế, các bệnh viện, trung tâm y tế đến từ Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh.

Hội nghị thu hút hơn 300 bác sĩ và nhân viên y tế, các bệnh viện, trung tâm y tế đến từ Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh.

Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2021 ước tính có 537 triệu người (20-79 tuổi) mắc đái tháo đường và hơn 6,7 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường.

Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ đái tháo đường toàn quốc là 4,1%, tiền đái tháo đường là 3,6%, trong đó tỷ lệ đái tháo đường được chẩn đoán là 31,1%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán là 69,9%.

Gần đây, năm 2022, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đưa ra là trên 7% người dân bị mắc đái tháo đường.

Khá nhiều vấn đề cập nhật về bệnh đái tháo đường được nêu ra tại Hội nghị.

Khá nhiều vấn đề cập nhật về bệnh đái tháo đường được nêu ra tại Hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam chia sẻ: “Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế đã có khẩu hiệu “Chung tay giáo dục để bảo vệ ngày mai” và thông điệp của Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam là ba con số: 7,8,9. Trong đó 7 là điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường có chỉ số đường máu HbA1c dưới 7%, 8 là vòng eo dưới 80 cm đối với nữ và 9 là vòng eo dưới 90 cm đối với nam. Nếu vận dụng được như vậy, chúng ta sẽ phòng ngừa được vô số bệnh liên quan đến tim mạch, nội tiết”.

Tham gia Hội nghị có trên 300 bác sĩ và nhân viên y tế đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, thành phố Hồ Chí Minh,... và các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Có trên 30 bài báo cáo của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế… trình bày các công trình nghiên cứu với nhiều chủ đề quan trọng liên quan như: Quản lý toàn diện tình trạng tăng glucose máu từ chẩn đoán đến điều trị, trong đó chú trọng đến các biến chứng của bệnh đái tháo đường như: Bệnh thận đái tháo đường, bệnh thần kinh đái tháo đường, loét bàn chân đái tháo đường, biến chứng tim mạch bệnh nhân đái tháo đường,… cũng như trên một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai.

GS.TS Huỳnh Văn Minh – Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam trình bày báo cáo tham luận tại Hội thảo với chủ đề: “Đánh giá toàn diện yếu tố nguy cơ tim mạch cho bệnh nhân tim mạch – chuyển hóa”.

GS.TS Huỳnh Văn Minh – Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam trình bày báo cáo tham luận tại Hội thảo với chủ đề: “Đánh giá toàn diện yếu tố nguy cơ tim mạch cho bệnh nhân tim mạch – chuyển hóa”.

Các bài báo cáo ngoài được trình bày bởi các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Nội tiết - Đái tháo đường, còn các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tim mạch, Thận học, Ngoại khoa.

Hội nghị cũng cung cấp các bài báo cáo về lĩnh vực rối loạn chuyển hoá: quản lý tình trạng thừa cân - béo phì; rối loạn chuyển hoá xương, tình trạng đề kháng insulin; hoặc “Tiến bộ trong chẩn đoán và xử trí vô sinh nam, nhìn từ khía cạnh chuyển hoá” được trình bày bởi chuyên gia Sản Phụ khoa.

Tiền đái tháo đường là một dạng rối loạn về chuyển hóa glucose khiến chỉ số đường huyết tăng cao, tuy nhiên vẫn chưa được coi là bệnh đái tháo đường. Bệnh sẽ phát triển thành bệnh đái tháo đường típ 2 và gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không có sự điều chỉnh hợp lý về lối sống và chế độ dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, tần suất bệnh Nội tiết, Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa là bệnh không lây nhiễm ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong mô hình bệnh tật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ