Con hẻm duy nhất có người sinh sống ở phố đi bộ Nguyễn Huệ

Hẻm 53 dài khoảng 200 m là con hẻm duy nhất có người sinh sống trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đi sâu vào hẻm sẽ thấy những nét đặc trưng của Sài Gòn.

Con hẻm duy nhất có người sinh sống ở phố đi bộ Nguyễn Huệ
Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 1

Hẻm số 53 là hẻm duy nhất có hộ dân sinh sống trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1).

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 2

Con hẻm ở khu trung tâm nhất Sài Gòn này dài khoảng 200 m, không ngoằn ngoèo, nhiều ngõ ngách mà chạy thẳng tắp vào trong. Có khoảng 25 hộ dân sinh sống tại đây.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 3

Dãy nhà này được xây từ thời Pháp, với màu sơn vàng cổ điển đặc trưng.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 4

Theo những người dân sống lâu năm ở đây con hẻm được hình thành từ thời Pháp. Sau giải phóng năm 1975 nơi đây có tên là hẻm 53.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 5

Ở ngay khu đất vàng người dân tranh thủ buôn bán các mặt hàng ăn uống phục vụ khách du lịch.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 6

Bên trong có nhiều quán cơm văn phòng, cơm bình dân. Từ những năm 50 của thế kỷ trước, cuối con hẻm có quán cơm của bà Cả Đọi.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 7

Ông Trần Thành (85 tuổi) kể lại: “Hồi ấy, bà Cả Đọi nấu các món như thịt đông, canh cua, cà pháo, giả cầy… phải nói là ngon số một. Khách phần lớn là công chức, nhân viên, cánh nhà văn, nhà báo...

".

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 8

Ngày nay con hẻm vẫn rất đông khách vào buổi trưa. Từ sinh viên tới bác xích lô hay viên chức nhà nước thường lui tới ăn uống.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 9

Nét kiến trúc Pháp cổ còn hiện hữu trên hoa văn những ngôi nhà.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 10

Chiếc kẻng từ thời bao cấp vẫn còn tồn tại.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 11

Tấm biển số nhà cũ kỹ theo năm tháng.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 12

Cũng như nhiều con hẻm khác ở trung tâm Sài Gòn, không gian ở đây khá chật hẹp.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 13

Lối vào từng ngôi nhà rất hẹp. Chiếc cầu thang cũ dẫn lên tầng cũng đặc trưng.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 14

Trong danh mục 8 dự án cần thu hồi đất trong năm 2016 (đợt 3) có khu tứ giác vàng Nguyễn Huệ - Hồ Tùng Mậu – Huỳnh Thúc Kháng – Ngô Đức Kế (quận 1). Đo đó, con hẻm này trong tương lai sẽ không còn tồn tại. Hiện nay có những gia đình đã chuyển đi và đồng ý với mức đền bù, nhưng cũng có nhà thấy chưa thỏa đáng và vẫn bám trụ.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 15

Có người nói rằng muốn khám phá đời sống người dân Sài Gòn thì phải đi sâu vào trong hẻm. Và hẻm Bà Cả Đọi này hội tụ đủ nét đặc trưng của hẻm Sài Gòn.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 16

Một người dân sống lâu năm ở đây chia sẻ việc dời đi sẽ làm bà rất tiếc nuối vì gia đình đã gắn bó mấy chục năm.

Con hem duy nhat co nguoi sinh song o pho di bo Nguyen Hue - Anh 17

Cụ ông tên Thái Cẩu người gốc Hoa đã ở đây từ khi còn trẻ. Hàng ngày cụ đều mang ghế ra ngủ một góc. Việc quy hoạch lại con hẻm có thể tạo cảm giác tiếc nuối cho nhiều người dân TPHCM.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ