Con đường học vấn gian truân của các tỷ phú

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -Jack Ma và Zhong Shanshan từng thi trượt đại học 2 lần trước khi sáng lập các tập đoàn hàng đầu Trung Quốc. Còn Warren Buffett coi trượt đại học là “điều tuyệt vời nhất từng xảy ra”.

“Không phải lúc nào chúng ta cũng gặp may. Chúng ta cũng có những sai lầm. Hãy học cách từ chối và bị từ chối”, tỷ phú Jack Ma chia sẻ phương pháp chấp nhận và vượt qua nỗi thất bại.
“Không phải lúc nào chúng ta cũng gặp may. Chúng ta cũng có những sai lầm. Hãy học cách từ chối và bị từ chối”, tỷ phú Jack Ma chia sẻ phương pháp chấp nhận và vượt qua nỗi thất bại.

Thất bại là mẹ thành công

Con đường học vấn của Jack Ma, 57 tuổi, là câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình thất bại và vươn lên từ thất bại. Dù là người đồng sáng lập của Alibaba Group, một trong những doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất thế giới và là người giàu thứ 30 thế giới, Jack Ma từng thi trượt đại học, bị từ chối khi ứng tuyển đại học và xin việc.

Năm 1982, sau khi tốt nghiệp trung học, Jack Ma tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học gaokao – nổi tiếng khốc liệt nhất thế giới nhưng bị trượt. Ông chỉ được vỏn vẹn 1 điểm cho môn Toán trên thang điểm 100.

Là một người giàu quyết tâm và nghị lực, Jack Ma đã tự ôn tập và thi lại đại học vào năm sau đó. Lần thi này, ông đạt 19 điểm trong bài thi môn Toán nhưng vẫn không đạt đủ điểm xét tuyển.

Trong kỳ thi gaokao, môn Toán được đánh giá là bài thi khó nhất nhằm phân loại thí sinh và chọn lọc những sinh viên ưu tú hàng đầu cho các trường đại học danh giá. Mặt khác, điều kiện kinh tế gia đình của Jack Ma khi đó không tốt, ông phải vừa tự học vừa kiếm tiền nên không thể hoàn thành mục tiêu.

Đến kỳ thi đại học thứ 3, Jack Ma đạt 79 điểm môn Toán, điểm số thuộc mức khá. Dù kết quả này là bước tiến về mặt chất lượng nhưng tổng điểm của Jack Ma vẫn không đủ để đỗ vào Trường Đại học Bắc Kinh – ngôi trường tốp đầu Trung Quốc. Ông chuyển sang đăng ký Trường Đại học Sư phạm Hàng Châu và theo đuổi ngành Tiếng Anh.

Sau này, Jack Ma nộp đơn tuyển sinh vào Trường Đại học Harvard, ngôi trường hàng đầu tại Mỹ, 10 lần nhưng lần này qua lần khác đều bị từ chối.

Ông Zhong Shanshan hiện là người giàu nhất Trung Quốc.

Ông Zhong Shanshan hiện là người giàu nhất Trung Quốc.

Với tổng tài sản ước tính khoảng 66,8 tỷ USD, ông Zhong Shanshan, 67 tuổi, chủ tịch công ty nước đóng chai Nongfu Spring và công ty dược sinh học Wantai hiện là người giàu nhất Trung Quốc, theo xếp hạng của Forbes. Sinh ra ở Hàng Châu, ông Zhong phải bỏ học tiểu học, theo cha học nghề truyền thống làm mộc trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

Sau này, nhận thấy công việc thợ mộc không thể giúp thoát nghèo, ông Zhong quyết tâm tự học và ôn thi đại học. Tuy nhiên, vị tỷ phú đã thi trượt gaokao 2 lần. Cuối cùng, ông thi đỗ vào Trường Đại học Phát thanh và Truyền hình Chiết Giang.

Sau khi tốt nghiệp, ông là phóng viên cho tờ báo Zhejiang Daily. Đến năm 1988, khi tỉnh Hải Nam trở thành đặc khu kinh tế, Zhong quyết định nghỉ việc và chuyển đến đây làm ăn. Sau khi thử nghiệm và thất bại trong một số lĩnh vực, ông rẽ hướng sang sản xuất nước đóng chai.

Năm 1996, công ty nước đóng chai Nongfu Spring chính thức bước lên thị trường. Từ đó đến nay, Nongfu Spring mở rộng kinh doanh và đưa chàng trai từng thi trượt đại học năm xưa trở thành người giàu có nhất Trung Quốc.

Trưởng thành trong gian khó

Trượt Harvard là một cơ hội với Warren Buffett.

Trượt Harvard là một cơ hội với Warren Buffett.

Warren Buffett, 91 tuổi, là tỷ phú công nghệ người Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới nhưng ít ai biết ông từng trượt Trường Đại học Kinh doanh thuộc ĐH Harvard. Nhiều năm sau, ông vẫn nhắc lại thất bại này như một cơ hội trong cuộc đời mình.

Tốt nghiệp Trường ĐH Nebraska sau 3 năm học, Warren Buffett nộp đơn vào Trường Kinh doanh Harvard. Vượt qua vòng hồ sơ ứng tuyển, ông được hội đồng trường mời đến phỏng vấn gần Chicago.

Ông Buffett kể lại: “Tôi đến điểm hẹn đúng giờ. Sau khi trò chuyện cùng hội đồng tuyển sinh khoảng 10 phút, họ nói với tôi rằng: Hãy quên Harvard đi. Bạn sẽ không học trường này”.

Suy nghĩ đầu tiên của vị tỷ phú là “Mình phải nói với cha như thế nào đây?” và ông coi lời từ chối này như thất bại kinh khủng nhất từng xảy ra. Tuy nhiên, bây giờ nhìn lại, đó lại là điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với Buffett.

Bị Harvard từ chối, Buffett đã tham khảo và quyết định nộp đơn xin học vào Trường Kinh doanh Columbia. Những giảng viên tận tâm, tài giỏi ở ngôi trường này đã dạy Buffett về đầu tư và đưa ông trở thành một trong những nhà đầu tư xuất sắc nhất của thế kỷ 21.

“Trượt Harvard từng là một sự kiện kinh khủng với tôi nhưng sau này nó lại biến thành cơ hội. Thất bại dạy bạn phải tiếp tục kiên cường bước tiếp”, Warren Buffett bày tỏ.

Richard Liu lớn lên trong cảnh nghèo khó.

Richard Liu lớn lên trong cảnh nghèo khó.

Richard Liu (hay Lưu Cường Đông), CEO kiêm nhà sáng lập trang thương mại điện tử JD.com, là doanh nhân, tỷ phú thương mại người Trung Quốc. Ông là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu của ngành công nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc.

Richard Liu, 49 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Suqian, huyện quê nghèo tại tỉnh Giang Tô, nơi người dân chỉ được ăn thịt 1-2 lần trong năm. Khi còn nhỏ, ông từng mơ ước nhà có đủ thịt để ăn vì đã chán cảnh ăn ngô độn khoai lang.

Sau khi tốt nghiệp THCS, Liu dành dụm được 50 nhân dân tệ cùng mẹ đi thăm thú một vài thành phố ở Trung Quốc. Đứng trước những đô thị sầm uất, Liu quyết tâm được sống và lập nghiệp trong một thế giới rộng lớn.

Trở về quê hương, ông miệt mài học tập tại ngôi trường Trung học Jiangsu Suqian. Khi nộp hồ sơ đại học, Liu chỉ nộp cho các trường tốp đầu tại Bắc Kinh và Thượng Hải với mong muốn được học tập và trải nghiệm tốt nhất.

Là cậu bé học giỏi nhất làng, Liu rất được mọi người quý mến. Biết tin Liu sắp lên thành phố thi đại học, mọi người đã quyên góp cho chàng trai trẻ 500 nhân dân tệ tiền đi lại và 76 quả trứng.

Trong kỳ thi gaokao năm 1992, Richard Liu, khi ấy 18 tuổi, đã giành điểm cao nhất trong số thí sinh dự thi ở huyện Suqian, tỉnh Giang Tô. Ông trúng tuyển chuyên ngành Xã hội học tại Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh.

Năm 2017, trở về trò chuyện với học sinh Trường Trung học Jiangsu Suqian, Liu bày tỏ: “Bây giờ, tôi vẫn làm việc chăm chỉ và học 16 tiếng mỗi ngày, kể cả cuối tuần vì tôi hy vọng có thể đi nhiều nơi, làm nhiều việc nhờ nỗ lực của mình. Hãy luôn mang trong mình “những mục tiêu và ước mơ cao cả” bởi các bạn có thể chinh phục mọi khó khăn trong cuộc sống”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thủ môn Quan Văn Chuẩn thận trọng trước trận gặp U23 Iraq.

U23 Việt Nam 'đọc vị' U23 Iraq

GD&TĐ - Trước trận so tài với U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á, thủ môn đội trưởng U23 Việt Nam Quan Văn Chuẩn tỏ ra khá thận trọng.