Con ăn dặm, không nêm đường, muối nhưng hãy thêm tỏi vào

Chúng ta đều biết rằng khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mọi thức ăn đều phải nhạt, không nêm nếm gia vị, đặc biệt là đường và muối.

Con ăn dặm, không nêm đường, muối nhưng hãy thêm tỏi vào

Chúng ta đều biết rằng khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm , mọi thức ăn đều phải nhạt, không nêm nếm gia vị, đặc biệt là đường và muối. Đó là nguyên tắc cơ bản mẹ nào cũng phải nắm rõ khi cùng con bước vào những bữa ăn dặm đầu tiên. Nhưng bạn có biết rằng bạn có thể thêm tỏi vào để món ăn hấp dẫn hơn, kích thích bé ăn hơn không? Một nghiên cứu được các nhà khoa học đến từ Monell Chemical Senses Center, Philadelphia, Mỹ thực hiện vào năm 1993 đã cho thấy rằng trẻ sơ sinh sẽ dành thời gian bú mẹ nhiều hơn sau khi mẹ ăn tỏi so với nhóm trẻ có mẹ không ăn tỏi.

Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn hoài nghi về việc cho trẻ ăn tỏi vì vị hăng của thực phẩm này và lo sợ yếu tố dị ứng. Nhưng theo bác sĩ chuyên tiêu hóa nhi khoa Pankaj Vohra cho biết, khi trẻ được 8 tháng tuổi, bố mẹ có thể nêm thêm gia vị như tỏi, gừng, thì là, rau mùi, nghệ trong những bữa ăn dặm cho trẻ.

Theo bác sĩ Pankaj Vohra, khi bắt đầu cho trẻ tiếp cận gia vị mới, bạn chỉ nên cho vào lượng nhỏ vào thức ăn bé đã quen thuộc. Chờ 4 đến 6 ngày sau, mới giới thiệu một loại gia vị mới. Bằng cách này, bất kì phản ứng dị ứng đều có thể phát hiện một cách nhanh chóng. Dù một số trẻ có thể gặp dị ứng tỏi nhưng trường hợp này không phổ biến và bạn có thể kiểm tra, hỏi ý kiến của bác sĩ trước để xem bé có khả năng, dấu hiệu gì dị ứng với tỏi hay không. Cũng theo bác sĩ Pankaj Vohra, các loại gia vị khác như gừng, thì là, rau mùi, cỏ cà ri, nghệ đều có thể cho trẻ ăn khi được 8 tháng tuổi. Những gia vị này đều tốt cho sức khỏe trẻ em như giúp xoa dịu dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Con an dam, khong nem duong, muoi nhung hay them toi vao - Anh 1

Bạn có thể thêm tỏi vào để món ăn hấp dẫn hơn, kích thích bé ăn hơn. (Ảnh: theasianparent)

Hay đặc biệt như tỏi - một loại gia vị chứa rất nhiều vitamin C, B6, B1, mangan, selen, kali và sắt. Tỏi cũng chứa hợp chất allicin có tính chất kháng khuẩn, kháng virus. Ngoài ra, allicin cũng giúp giảm triệu chứng liên quan đến bệnh suyễn, hỗ trợ chống lại bệnh ung thư. Hơn nữa, tỏi cũng rất tốt cho tim mạch, giảm cholesterol xấu, giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim. Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng, tỏi sẽ góp phần tiêu diệt giun trong ruột trẻ sơ sinh. Đặc biệt hơn, theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Trường đại học Trung tâm Y tế Maryland, Mỹ, tỏi còn làm giảm tiết đờm, giảm cảm cúm.

Theo các chuyên gia, tỏi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng để cho con của bạn nhận được tất cả những lợi ích của tỏi, bạn nên cho dùng tỏi tươi. Khi đưa tỏi vào thức ăn, bạn nên băm nhuyễn tỏi để giúp sản sinh nhiều chất allicin hơn. Nhưng tuyệt đối đừng nấu quá chín kẻo làm giảm giá trị dinh dưỡng của tỏi. Ngoài ra, bạn nhất thiết phải xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn tỏi, nêm vào thức ăn, không để bé ăn trực tiếp cả tép tỏi là bởi có thể khiến bé bị hóc dẫn đến ngạt thở.

Đối với những bé lớn hơn, đã có thể ăn thức ăn thô, bất kì món xào, nấu, hầm đều có thể cho tỏi đập dập, băm nát vào đều được.

(Nguồn: theasianparent, ncbi.nlm.nih.gov, livestrong, oureverydaylife, babycenter, momjunction)

Theo aFamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.