Cổ phiếu bất động sản có thể vào sóng mới

GD&TĐ - Cổ phiếu BĐS có thể vào sóng mới sau thời gian suy giảm do cú sốc một số doanh nghiệp bỏ cọc đất Thủ Thiêm hồi đầu tháng 1/2022.

Nhiều chuyên gia dự báo cổ phiếu BĐS vào sóng mới.
Nhiều chuyên gia dự báo cổ phiếu BĐS vào sóng mới.

Cổ phiếu bất động sản đồng loạt hồi phục

Hàng loạt cổ phiếu bất động sản có sự hồi phục kể cả cổ phiếu “họ” FLC trong tuần ngày 14 - 18/2. Nhiều cổ phiếu như DIG, CEO, ITA, DXG, BCG, KBC, CII... có sự tăng trưởng tốt.

Thậm chí, cổ phiếu bị ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề nhất sau sự cố Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm sau khi trúng đấu giá cũng có một phiên giao dịch ngày 18/2 tăng hết biên độ và đạt khối lượng cổ phiếu trên 11 triệu đơn vị, giá trị giao dịch trên 320 tỉ đồng.

Cổ phiếu CEO Công ty Cổ phần Đầu tư CEO bị ảnh hưởng nặng nề tự vụ Thủ Thiêm cũng có mức tăng trên 7% trong phiên cuối tuần với khối lượng trên 5,5 triệu đơn vị cổ phiếu và giá trị giao dịch gần 400 tỉ đồng.

Cổ phiếu DIG cũng đạt khối lượng giao dịch trên 5,3 triệu đơn vị và giá trị 500 tỉ đồng.

Phân tích kỹ thuật cho thấy, nhiều cổ phiếu như CEO, KBC, PHR, DIG... có thể vào nhịp tăng mới. Chỉ báo trung bình phân kỳ hội tụ (MACD) bắt đầu vượt qua đường cơ sở. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) chạm mốc quá mua. Chỉ báo Bollinger Bands (BB) cho đường giá bám bands trên, báo hiệu quá trình tăng mới.

Diễn biến thị trường chứng khoán tuần thứ 2 của tháng 2 đang đi đúng như dự báo của nhiều chuyên gia. Đó là có sự phân hóa giữa nhóm BĐS khu công nghiệp, nhóm bất động sản nhà ở và chung cư.

Nhóm BĐS khu công nghiệp của tỉ phú Đặng Thành Tâm (KBC) dành được nhiều quan tâm của nhà đầu tư do diện tích đất sạch sẵn sàng đưa vào khai thác lớn. Cộng thêm các yếu tố hưởng lợi từ đầu tư công và nguồn đầu tư FDI...

Một cái tên khác là PHR (Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa) cũng được kỳ vọng là “ngôi sao” mới khi có sự chuyển hướng sang lĩnh vực BĐS khu công nghiệp. Ngoài ra, LHG - Công ty Cổ phần Long Hậu cũng được đánh giá cao do sở hữu quỹ đất dự trữ lớn.

Ngoài hai động lực giúp bất động sản khu công nghiệp tăng trưởng như vừa nêu, một yếu tố khác giúp nhóm này bứt phá, đó là quỹ đất cho khu công nghiệp đang hẹp dần.

Cụ thể: Tại Thành phố Hồ Chí Minh, quỹ đất đã đạt 100%, Hà Nội đạt 91%, Bắc Ninh 98%. Một số địa phương như Bắc Giang, Bình Dương, Hải Phòng... cũng đã đạt tỉ lệ phủ rất cao. Nếu không có thêm các khu công nghiệp mới thì vài năm nữa quỹ đất dành cho khu công nghiệp tại Việt Nam có thể trở nên khan hiếm.

Nhóm BĐS thiên về biệt thự nghỉ dưỡng cũng có thể tăng trưởng mạnh. Lý do là các dự án cho phân khúc này đang bị thu hẹp. Thực tế là nhiều sàn bất động sản đang khan hàng. Thậm chí, một số dự án như Sonasea của CEO tại Vân Đồn, Quảng Ninh đang là tâm điểm chú ý của cộng đồng đầu tư bất động sản. Đây cũng là dự án trọng điểm có thể giúp CEO vượt qua những khó ngắn hạn.

Nhóm bất động sản thiên về phân lô bán nền được nhiều nhà đầu tư khuyến nghị cần cảnh giác. Lý do là nhóm này có thể chịu tác động của việc phân lô bán nền của các nhóm đầu cơ ở khắp các tỉnh. Các cảnh báo về bong bóng bất động sản thời gian qua cũng chủ yếu nhắm đến nhóm này. Vì vậy, nhà đầu tư cần đánh giá doanh nghiệp rất kỹ trước khi bỏ tiền đầu tư.

Dự báo BĐS vào đợt sóng mới

Trong phiên giao dịch cuối tuần (18/2) VNINDEX có điều chỉnh nhẹ về mốc 1504,84 điểm, giảm 0,21% so với phiên trước đó. Toàn thị trường có 243 mã tăng điểm, 60 mã tham chiếu và 190 mã giảm điểm.

Mặc dù, nhóm ngành BĐS tăng mạnh, nhưng không đỡ được thị trường do nhóm ngân hàng (nhóm vốn hóa lớn) đồng loạt giảm giá. Nhóm trụ VN30 có sức ảnh hưởng lớn đến toàn thị trường chỉ có 5/30 mã tăng điểm. Các nhóm ngành dầu khí có sự phân hóa, nhiều mã giảm giá do căng thẳng địa chính trị Nga - Mỹ xoay quanh tình hình Ukraine hạ nhiệt.

Chuyên gia Hà Tiến Hoàng, Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, nhóm BĐS khu công nghiệp có sự tăng trưởng ổn định nhờ hưởng lợi nhờ lực đỡ từ chính sách đầu công và yếu tố “thiên thời”.

Từ góc nhìn kỹ thuật, từ ngày đường giá của đa phần các mã bất động sản khu công nghiệp đã đạt 2 đáy và có sự tích luỹ  đúng theo kỳ vọng của nhiều chuyên gia.

Cổ phiếu BCG từ ngày 19/1 đến 18/2 tăng gần 31% với mức giá đạt 25,10 nghìn đồng/cổ phiếu. Cũng thời gian trên, cổ phiếu KBC tăng 17,60%. ITA tăng 34,86%.

Đáng chú ý, cổ phiếu PHR gần như miễn nhiễm trước vụ Thủ Thiêm khi đạt mức tăng đều đặn. Từ tháng 10/2021 đến nay, PHR tăng cao nhất đến 76,31%.

Với những mã cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi vụ Thủ Thiêm có sự tăng nhẹ và cũng tạo 2 đáy - Dấu hiệu cho thấy cổ phiếu có thể tiếp tục tăng trung hạn.

Trong tuần từ 14 - 18/2, mã CII tăng trên 21%, CEO tăng 43,34%, DIG tăng 39,87%...

Nhà đầu tư Công Tuyền Davas, cho rằng, cổ phiếu bất động sản sẽ có sự tăng trưởng trong năm 2022. Tuy nhiên, trong quá trình đi lên, chắc chắn sẽ có những phiên điều chỉnh nhẹ. Đối với nhà đầu tư mới (F0) cần phân tích doanh nghiệp, đánh giá các diễn biến trong nước và quốc tế để có cách ứng phó tốt nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.